Sau địa chấn phố Wall, các thị trường tài chính châu Á phản ứng dữ dội

Theo Lam Phong/tinnhanhchungkhoan.vn

Phố Wall vừa trải qua cơn địa chấn mạnh nhất kể từ năm 1987. Trước diễn biến của thị trường Mỹ, các thị trường châu Á có phản ứng rất dữ dội. Dưới đây là vài lát cắt để dễ hình dung mức độ lo lắng của giới đầu tư tại châu Á.

Sau địa chấn phố Wall, các thị trường tài chính châu Á phản ứng dữ dội.
Sau địa chấn phố Wall, các thị trường tài chính châu Á phản ứng dữ dội.

Cổ phiếu

Nỗi lo sợ nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid19, bất chấp các biện pháp hỗ trợ mà nhiều chính phủ đưa ra khiến giới đầu tư đồng loạt bán tháo tại các thị trường chứng khoán châu Á. Khu vực này bước sâu hơn vào xu hướng giá xuống (bear market). Chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương giảm 6,7% trong phiên giao dịch ngày thứ 6, phá vỡ xu hướng tăng giá 11 năm qua.

Xu hướng tăng trong thập kỷ qua chính thức "gãy"
Xu hướng tăng trong thập kỷ qua chính thức "gãy"

Trái phiếu

Trước đây, mỗi khi các thị trường tài chính dậy sóng, nhà đầu tư đều tìm tới trái phiếu chính phủ, xem đây là loại tài sản trú ẩn an toàn. Tuy nhiên hiện tại, “tiền mặt là vua” và ngay cả trái phiếu chính phủ cũng bị bán ra hàng loạt. Kết quả là lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm đồng loạt leo dốc tại Nhật Bản, Australia trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu và biến động thất thường tại các quốc gia khác.

Trái phiếu cũng bị bán tháo bởi tiền mặt là vua
Trái phiếu cũng bị bán tháo bởi tiền mặt là vua

Tiền tệ

Đồng yên có màn biểu diễn phức tạp trong phiên giao dịch cuối tuần, giảm giá so với USD, vốn đang theo đà tăng, trong khi tăng lên mức cao hơn nữa so với các loại tiền tệ khác.

Dịch bệnh bao trùm bóng đen lên toàn cầu và với cả đồng tiền vốn được xem là tài sản an toàn bậc nhất trên thế giới. Nhà đầu tư bán các loại tài sản để thu về càng nhiều tiền mặt càng tốt. Ngân hàng trung ương Nhật Bản được dự báo sẽ nới rộng thêm các gói hỗ trợ hiện tại trong phiên họp tuần tới, nhằm kiềm chế tác động của dịch bệnh tới nền kinh tế.

Diễn biến tỷ giá yên và một số đồng tiền khác
Diễn biến tỷ giá yên và một số đồng tiền khác

Dòng tiền

Các nhà đầu tư nước ngoài đã liên tục rút vốn ra khỏi thị trường châu Á trong tháng 2. Theo đó, dòng tiền chảy ra khỏi các thị trường lớn tại châu Á, ngoại trừ Trung Quốc, đạt 24 tỷ USD, xoá sạch số vốn mà khu vực này thu hút được trong năm 2019, theo số liệu tổng hợp của Bloomberg.

Dòng tiền rút ra khỏi châu Á
Dòng tiền rút ra khỏi châu Á

Tính bất ổn

Tính bất ổn trên thị trường chứng khoán đã tăng vọt trong tuần qua. Chỉ số tương lai VIX đo lường mức độ bất ổn trên thị trường trong 1 tháng tới đã tăng hơn 60 điểm, lên mức cao nhất kể từ khủng hoảng tài chính 2008, khiến những biến động đầu năm 2018 trở nên “tí hon”.

Diễn biến chỉ số VIX tương lai 1 tháng tới
Diễn biến chỉ số VIX tương lai 1 tháng tới

Kẻ thiệt thòi nhất

Trong số các thị trường tài chính, chứng khoán là thị trường chịu ảnh hưởng lớn nhất kể từ khi dịch Covid-19 bắt đầu thu hút sự chú ý của giới đầu tư. Chỉ số MSCI AC World giảm hơn 26%, trong khi Bloomberg Barclays theo dõi lợi suất tría phiếu toàn cầu chỉ tăng 5% kể từ mức đóng cửa phiên giao dịch ngày 20/1/2020.

Mức độ giảm của các thị trường tài chính kể từ khi dịch Covid 19 bùng phát
Mức độ giảm của các thị trường tài chính kể từ khi dịch Covid 19 bùng phát