Sự kiện kinh tế - tài chính thế giới tuần từ 2 - 7/5//2016
KINH TẾ - TÀI CHÍNH THẾ GIỚI |
Nội dung |
Tăng trưởng - Lạm phát |
- Châu Á: Tốc độ tăng trưởng kinh tế dự báo đạt 5,3% trong năm 2016 và 2017, giảm nhẹ so với mức dự báo đưa ra vào tháng 10/2015 là 5,4%. Trong đó: + Trung Quốc: 6,5% năm 2016 và 6,2% năm 2017, giảm so với 6,9% của năm 2015, mức thấp nhất trong vòng 25 năm qua. + Nhật Bản: 0,5% năm 2016 và -0,1% năm 2017, giảm 0,5 điểm phần trăm so với dự báo trước đó, do chịu tác động từ việc tăng thuế tiêu dùng, vấn đề dân số lão hóa và nợ công lớn. + Ấn Độ: 7,5% năm 2016 và 2017, không thay đổi so với dự báo trước đó, nhờ giá dầu thấp, đầu tư của Chính phủ và tiêu thụ trong nước khởi sắc bù đắp cho hoạt động xuất khẩu yếu kém. + Hàn Quốc: 2,7% năm 2016 và 2,9% năm 2017, tăng nhẹ so với 2,6% năm 2015 do nhu cầu trong nước tăng mạnh. (Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế - IMFngày 03/5)
- Eurozone: Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2016 dự báo đạt 1,6%, giảm so với mức 1,7% đưa ra trước đó, do sự hồi phục của khu vực vẫn chậm; năm 2017 đạt 1,8%, tăng nhẹ so với mức dự báo 1,7% đưa ra trước đó. Lạm phát tăng 0,2% trong năm 2016 và 1,4% trong năm 2017. (Theo Ủy ban châu Âu - EC ngày 03/5)
- Anh: Dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế quý 2/2016 là 0,1%, do ngành dịch vụ và chế tạo tăng trưởng yếu. (Theo Hãng Capital Economics, Ngân hàng Credit Suisse và Công ty Markit ngày 05/5/2016)
- Bỉ: Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm 2016 dự báo chỉ đạt 1,2% do xuất khẩu yếu và ảnh hưởng từ cuộc khủng bố tại Brussels cuối tháng 3/2016; tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng sẽ tăng lên 1,6% vào năm 2017. (Theo Ủy ban châu Âu - EC ngày 03/5)
- Australia: Dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế: + Năm 2016 đạt 2,5% ; năm 2017 đạt 3%. (Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế - IMFngày 03/5) + Năm 2016 và 2017 đạt 2,5%; sau đó tăng lên 3% trong 2 năm tiếp theo. (Theo Chính phủ Australia ngày 03/5)
- Argentina: Dự báo tốc độ tăng trưởng GDP năm 2016 sẽ giảm 1,5% và lạm phát ở mức 30%. (Theo Tổ chức Xếp hạng tín nhiệm Moody’s ngày 04/5) |
Chứng khoán |
Chứng khoán Hoa Kỳ: Giảm điểm trong tuần qua, do các nhà đầu tư lo ngại về tăng trưởng toàn cầu; số liệu không mấy lạc quan về việc làm trong lĩnh vực tư nhân và cổ phiếu sinh học, hàng tiêu dùng không thiết yếu giảm giá. Tính chung cả tuần (02 - 06/5/2016), chỉ số Dow Jones giảm 0,2%; chỉ số S&P giảm 0,4% và chỉ số Nasdaq giảm 0,8%. Tuy nhiên, trong ngày dịch cuối tuần (06/5/2016) so với phiên giao dịch ngày hôm trước, các chỉ số: - Dow Jones đạt 17.740,63 điểm, tăng 79,92 điểm (0,45%). - S&P 500 đạt 2.057,14 điểm, tăng 6,51 điểm (0,32%). - Nasdaq Composite đạt 4.736,16 điểm, tăng 19,06 điểm (0,4%). |
Chứng khoán châu Á: Trong tuần qua, các thị trường chứng khoán chính tại châu Á đều giảm điểm, do các nhà đầu tư lo ngại về tình hình tăng trưởng kinh tế toàn cầu và hoạt động bán tháo cổ phiếu diễn ra mạnh. Tính chung cả tuần, MSCI châu Á - Thái Bình Dương đã giảm 1,52% xuống 127,13 điểm. Các thị trường chính: - Nikkei 225 (Nhật Bản) giảm 0,55% xuống 16.106,72 điểm. - Shanghai Composite (Trung Quốc) giảm 1,78% xuống 2.913,248 điểm. - Hang Seng (Hong Kong) giảm 1,71% xuống 20.109,87 điểm. - Kospi (Hàn Quốc) giảm 1,16% xuống 1.976,71 điểm. - S&P/ASX 200 (Australia) giảm 1,97% xuống 5.292,046 điểm. |
|
Dầu mỏ |
Tính chung tuần từ 02 - 06/5/2016, giá dầu WTI giảm 2,7%; Brent giảm 4,2% - mức giảm mạnh nhất trong 4 tháng qua, do lượng dầu lưu kho của Hoa Kỳ tăng mạnh hơn dự đoán; sản lượng dầu từ các nhà sản xuất dầu mỏ chủ chốt tăng mạnh và số liệu kém lạc quan của nền kinh tế Hoa Kỳ. Tuy nhiên, chốt phiên giao dịch cuối tuần (06/5/2016): - Giá dầu WTI giao tháng 6/2016 tăng 34 cent lên 44,66 USD/thùng. - Giá dầu Brent giao tháng 7/2016 tăng 36 cent lên 45,37 USD/thùng. |
Châu Âu |
Anh Trong tháng 4/2016: - Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) trong ngành dịch vụ (đóng góp khoảng 80% GDP của Anh và là động lực tăng trưởng duy nhất trong quý 1/2016) đã giảm từ 53,7 điểm trong tháng 3 xuống 52,3 điểm, mức thấp nhất kể từ tháng 02/2013. (Theo khảo sát của Công ty Markit ngày 05/5/2016) - PMI trong ngành chế tạo là 49,2 điểm, dưới ngưỡng 50 điểm (mốc phân định chiều hướng tăng trưởng và suy giảm). (Theo khảo sát của Công ty Markit ngày 03/5/2016)
Tây Ban Nha và Pháp Thâm hụt ngân sách của Tây Ban Nha dự báo sẽ tương đương 3,9% GDP trong năm 2016; của Pháp là 3,2% năm 2017, vượt trần của EU đưa ra với các quốc gia thành viên (3%).(Theo Ủy ban châu Âu - EC ngày 03/5) |
Châu Mỹ |
Mexico Trong quý 1/2016, nước này tiếp nhận trên 6,2 tỷ USD tiền kiều hối, tăng gần 6% so với cùng kỳ năm 2015, cao nhất từ trước tới nay. Trong đó lượng kiều hối của tháng 3 chiếm trên 2,2 tỷ USD, cao hơn so với 2,08 tỷ USD của tháng 2 và 1,9 tỷ USD của tháng 1. Năm 2015, Mexico đã trên 25 tỷ USD kiều hối - tiếp tục là nguồn thu ngoại tệ quan trọng của nước này. (Theo Ngân hàng Trung ương Mexico - Banxico ngày 03/5)
Canada Thâm hụt thương mại của nước này trong tháng 3 tăng lên mức kỷ lục 3,4 tỷ CAD (2,6 tỷ USD), do: - Thặng dư thương mại với Hoa Kỳ, đối tác thương mại lớn nhất, giảm xuống 1,17 tỷ USD - mức thấp nhất kể từ tháng 12/1993.Trong đó xuất khẩu sang Hoa Kỳ giảm 6,3% xuống còn 23,7 tỷ USD; nhập khẩu từ Hoa Kỳ giảm 4,8% xuống còn 22,5 tỷ USD. - Giá trị xuất khẩu giảm nhanh hơn nhập khẩu: Xuất khẩu giảm 4,8% xuống còn gần 32 tỷ USD, trong khi nhập khẩu giảm 2,4% xuống 34,6 tỷ USD. (Theo Cơ quan Thống kê Canada ngày 04/5)
Argentina Xuất khẩu nông sản của nước này trong quý 1/2016 đạt gần 20 triệu tấn, tăng 68% so với cùng kỳ năm 2015, do tác động tích cực từ việc Chính phủ bãi bỏ thuế xuất khẩu lúa mỳ, ngô; giảm thuế đối với đậu tương (có hiệu lực từ tháng 12/2015); đồng nội tệ phá giá tới 40%. (Theo Bộ trưởng Nông nghiệp Argentina Ricardo Buryaile ngày 05/5) |
Hoa Kỳ Kiểm tra lại tên chính xác |
Tháng 4/2016, chỉ số hoạt động trong lĩnh vực phi chế tạo của nước này là 55,7 điểm, tăng so với mức 54,5 điểm của tháng 3/2016 và là mức cao nhất kể từ tháng 12/2015, cho thấy dấu hiệu tích cực trong lĩnh vực hoạt động dịch vụ. (Theo Viện Quản lý Nguồn cung Hoa Kỳ - ISM ngày 04/5) |
Số đơn đặt hàng chế tạo mới trong tháng 3/2016 tăng 1,1%, cao hơn dự báo trước đó (0,6%), cho thấy giai đoạn suy thoái trong sản xuất sắp kết thúc. (Theo Bộ Thương mại Hoa Kỳ ngày 04/5) |
|
Ngày 04/5, Ngân hàng Phát triển Mỹ - La-tinh (CAF) đã phát hành trái phiếu tại Hoa Kỳ trị giá 1,25 tỷ USD, kỳ hạn 3 năm, lãi suất 2%/năm. Đây là lần phát hành trái phiếu lớn nhất của CAF kể từ đầu năm 2016 nhằm tài trợ cho các dự án lớn về phát triển hạ tầng, cũng như hợp tác kỹ thuật và dịch vụ đặc thù tại khu vực Mỹ - La tinh. Tính chung 4 tháng đầu năm 2016, CAF đã phát hành trái phiếu 14 lần tại thị trường châu Âu, Nhật Bản và Hồng Kông. |
|
Australia |
Chính phủ Australia ngày 03/5 đã công bố dự thảo ngân sách cho năm tài chính 2016 - 2017. Theo đó, thâm hụt ngân sách ước tính là 37,1 tỷ AUD (28,1 tỷ USD), tương đương 2,2% GDP và dự kiến giảm xuống còn 26,1 tỷ AUD trong năm tài chính 2017 - 2018 và 15,4 tỷ AUD trong năm tài chính 2018 - 2019. Kinh tế Australia đang trải qua giai đoạn chuyển tiếp khó khăn từ sự phụ thuộc quá nhiều vào ngành khai thác mỏ trước đây, đồng thời chịu ảnh hưởng do sự giảm sút nhu cầu từ Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất. |
Chính sách
|
Trung Quốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) và Tổng cục Hải quan Trung Quốc thông báo sẽ thử nghiệm một chính sách mới từ ngày 01/6 (tại Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Nam Kinh, Thanh Đảo và Thâm Quyến) nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho xuất nhập khẩu vàng. Theo đó, các công ty kinh doanh vàng có thể thông quan hàng hóa xuất, nhập khẩu 12 lần chỉ với một giấy phép thay vì phải xin giấy phép cho mỗi đợt nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng như trước đây. - Trung Quốc là một trong nhữngnước tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới với 985,9 tấn năm 2015. (Theo Tân Hoa Xã ngày 04/5)
Australia Ngày 03/5, Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) quyết định hạ lãi suất thêm 25 điểm phần trăm xuống mức thấp kỷ lục là 1,75%, sau khi giảm về mức 2% vào tháng 5/2015, do tỷ lệ lạm phát giảm ngoài dự kiến (hiện ở mức 1,5%), thấp hơn nhiều so mục tiêu đặt ra là từ 2 - 3%. Sau quyết định của RBA, các chỉ số trên thị trường chứng khoán Australia đã đồng loạt tăng điểm lên mức cao nhất trong vòng 6 tháng qua. |
Nhận định |
Chủ tịchNgân hàng Phát triển châu Á (ADB) Takehiko Nakao (02/5): Mặc dù nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại, châu Á sẽ vẫn đạt tốc độ tăng trưởng 5,7% trong năm 2016 và 2017, trong đó Ấn Độ,Việt Nam, Campuchia, Myanmar và Bangladesh sẽ có mức tăng trưởng GDP rất mạnh. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu tăng trưởng này, các nước châu Á phải đầu tư nhiều hơn nữa vào cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và công nghệ; phát triển các thị trường tài chính và cải thiện môi trường kinh doanh.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (05/5): Nếu rời khỏi EU, Anh sẽ trở thành điểm đến ít hấp dẫn hơn đối với giới đầu tư Nhật Bản, bên cạnh đó, lợi ích của các doanh nghiệp Nhật Bản cũng sẽ bị ảnh hưởng.Nhật Bản hiện là nước đầu tư lớn thứ 2 vào Anh sau Hoa Kỳ, với tổng giá trị đầu tư khoảng 38 tỷ GBP. Hiện có khoảng 1.000 công ty Nhật Bản đang hoạt động tại Anh. |