Sự kiện kinh tế - tài chính Việt Nam tuần từ 21- 26/12/2015
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VIỆT NAM |
Nội dung |
Tổng cung |
|
Viện trợ |
Trong năm 2015, số tiền viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài dành cho Việt Nam dự kiến đạt 283 triệu USD, giảm 21 triệu USD so với năm 2014 (304 triệu USD). Số lượng tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động tại Việt Nam tiếp tục tăng. Nguyên nhân: + Một số tổ chức phi chính phủ nước ngoài chuyển hướng ưu tiên sang những địa bàn khó khăn hơn. + Một số quốc gia viện trợ chính thức qua các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã cắt giảm ngân sách do những khó khăn chung của nền kinh tế. + Dòng viện trợ còn tập trung vào các điểm nóng nhân đạo trên thế giới, do khủng hoảng hoảng di cư ở châu Âu... |
Doanh nghiệp |
Tháng 12/2015, cả nước có thêm khoảng 7.901 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng gần 20% so với tháng 11/2015.Tính chung cả năm 2015, cả nước có khoảng 94.754 doanh nghiệp thành lập mới, tăng gần 30% so với số doanh nghiệp thành lập mới của năm 2014. (Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh - Bộ KH&ĐT) |
SCIC ngày 22/12 đã thoái hết phần vốn nắm giữ tại Công ty cổ phần Du lịch Kim Liên với mức giá khởi điểm 30.600 đồng/cổ phần theo hình thức bán cổ phần trọn lô. Kết quả, 100% số cổ phần đưa ra chào bán đã bán hết cho 1 nhà đầu tư tổ chức với giá đấu thành công 274.200 đồng/cổ phần. Tổng trị giá cổ phần bán được đạt hơn 1.000 tỷ đồng, cao hơn 888,5 tỷ đồng so với mức giá khởi điểm. |
|
Tính đến ngày 31/10/2015, tổng tài sản của toàn hệ thống TCTD giảm 3.471 tỷ đồng so với thời điểm cuối tháng 9, còn 6.865.068 tỷ đồng. Tuy nhiên, so với cuối năm 2014, tài sản của toàn hệ thống TCTD vẫn tăng 350.186 tỷ đồng (5,37%). Cụ thể: - Nhóm NHTMCP giảm 14.750 tỷ đồng xuống 2.719.631 tỷ đồng. - Nhóm ngân hàng liên doanh, nước ngoài giảm 12.674 tỷ đồng xuống 731,106 tỷ đồng. - Nhóm NHTM Nhà nước (tính cả NHCSXH) tăng 20.488 tỷ đồng lên 3.233.111 tỷ đồng (trong đó tài sản của khối NHCSXH là 146.391 tỷ đồng). - Nhóm các công ty tài chính, cho thuê tài chính tăng 2.879 tỷ đồng lên 83.672 tỷ đồng. - Nhóm ngân hàng hợp tác xãvà Quỹ tín dụng nhân dân tăng 586 tỷ đồng lên 97.549 tỷ đồng (trong đó tài sản của Ngân hàng Hợp tác xã là 21.003 tỷ đồng). (Theo thống kê của NHNN Việt Nam) |
|
Tổng cầu |
|
Niềm tin tiêu dùng |
Chỉ số niềm tin tiêu dùng (CCI) của Việt Nam trong tháng 12/2015 tăng 2,5 điểm, lên 144,8 điểm, cao hơn so với mức trung bình trong 2 năm qua, cao hơn 9,2 điểm so với mức 135,6 điểm của cùng kỳ năm 2014. Đây là lần đầu tiên CCI của Việt Nam đạt mức cao nhất trong khu vực châu Á. Nguyên nhân: Do niềm tin người tiêu dùng vào triển vọng nền kinh tế Việt Nam trong vòng 12 tháng và 5 năm tới gia tăng. - Xét về tình hình tài chính cá nhân: 35% người tiêu dùng Việt Nam cho rằng, tình hình tài chính gia đình họ hiện tại “tốt hơn” so với cùng kỳ năm 2014; 59% (tăng 3%) người tiêu dùng kỳ vọng rằng tình hình tài chính gia đình họ sẽ “tốt hơn” vào thời điểm này năm 2016; chỉ có 4% người tiêu dùng dự đoán tình hình tài chính gia đình họ sẽ “xấu đi”. - Xét về tình hình kinh tế Việt Nam: 61% (tăng mạnh 6%) người tiêu dùng Việt Nam cho rằng tình hình tài chính Việt Nam sẽ ở “trạng thái tốt” trong vòng 12 tháng tới; chỉ có 9% (không thay đổi) người tiêu dùng dự đoán rằng tình hình tài chính Việt Nam sẽ ở “trạng thái xấu”. Trong dài hạn, 66% (tăng mạnh đến 7%) người tiêu dùng kỳ vọng rằng tình hình kinh tế Việt Nam sẽ ở “trạng thái tốt” trong 5 năm tới. Trong khi đó, 5% (tăng 1%) người tiêu dùng Việt Nam dự đoán rằng tình hình kinh tế sẽ ở “trạng thái xấu”. Xu hướng: Theo ông Glenn Maguire, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của ngân hàng ANZ, sự vượt trội của nền kinh tế Việt Nam đến từ cả khối ngoại (xuất khẩu và FDI) và hiện tại là cả khối nội. (Theo ANZ-Roy Morgan) |
Xuất nhập khẩu |
Trong nửa đầu tháng 12/2015, cả nước nhập siêu hơn 520 triệu USD, tính từ đầu năm đến ngày 15/12, nhập siêu gần 3,5 tỷ USD, bằng 2,26% kim ngạch xuất khẩu. (Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan) |
Việt Nam là thị trường nhập khẩu lớn thứ 11 của Thái Lan, trong đó hàng hóa Thái Lan chiếm 20,40% trong tổng thị trường hàng nhập khẩu tại Việt Nam, tập trung chủ yếu vào nhiên liệu, vật liệu polymer, xe máy và phụ tùng xe máy, hóa chất và thép, và nhập khẩu ngược lại thiết bị điện gia dụng, sắt và thép, sản phẩm điện máy, dầu thô và thủy sản từ Việt Nam. Hiện, 2 nước đặt mục tiêu đưa thương mại song phương đạt 15 tỷ USD vào năm 2020. (Theo bà Bùi Hoàng Yến - Phó Trưởng đại diện Cục xúc tiến thương mại tại thành phố Hồ Chí Minh) |
|
Trong năm 2015, xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào các thị trường lớn đều giữ được mức tăng trưởng khá, như: Mỹ tăng 12,95%; EU tăng 5,96%; Nhật Bản tăng 7,95% và Hàn Quốc tăng 8,77% so với năm 2014, trong bối cảnh sự phá giá đồng tiền của các nước như Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia… đã ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, dẫn đến mặt bằng giá sản phẩm dệt may đi xuống tại các quốc gia cạnh tranh về dệt may với Việt Nam. Với mức tăng trưởng khả quan tại các thị trường trọng điểm, xuất khẩu dệt may năm 2015 được dự báo đạt 27,2 tỷ USD, tăng trên 10% so với năm 2014. (Theo Tập đoàn Dệt may Việt Nam - Vinatex) |
|
Tổng cục Giám sát Chất lượng, Kiểm nghiệm và Kiểm dịch Quốc gia Trung Quốc (AQSIQ) đã đồng ý khôi phục xuất khẩu tôm sú sống của Việt Nam sang Trung Quốc cho 4 doanh nghiệp đóng gói và 14 cơ sở nuôi tôm sú của Việt Nam. NAFIQAD đề nghị các cơ sở được cấp phép cần cung cấp đầy đủ thông tin về kết quả giám sát bệnh do cơ quan Thú y thực hiện đối với từng lô tôm sú sống khi đăng ký kiểm tra, cấp giấy chứng nhận xuất khẩu sang Trung Quốc. (Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam - VASEP) |
|
Đầu tư bất động sản |
Tính đến cuối quý 4/2015, lĩnh vực bất động sản đã thu hút 2,32 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), đứng thứ 3 về thu hút vốn trong các trong lĩnh vực. Trong đó: - Có 29 dự án đầu tư mới và 10 lượt dự án tăng vốn. - Tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,32 tỷ USD chiếm 11,5% tổng vốn đầu tư. (Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch Đầu tư) |
Cân đối vĩ mô |
|
Lạm phát |
CPI tháng 12 năm 2015 tăng 0,02% so với tháng 11, tăng 0,6% so với cùng kỳ năm 2014; CPI bình quân năm 2015 so với năm 2014 tăng 0,63%. Nguyên nhân CPI giảm: - Giá xăng giảm 440 đồng/lít, dầu diezen giảm 290 đồng/lít vào các ngày 18/11/2015 và ngày 03/12/2015. - Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở giảm nhẹ 0,05%; - Giá dịch vụ giao thông công cộng giảm 0,23%. (Theo số liệu của Tổng cục Thống kê) |
Lao động |
Trong quý 3/2015, cả nước có: - Hơn 1,128 triệu người trong độ tuổi lao động thất nghiệp, giảm 15.900 người so với quý 2/2015. - 53,17 triệu người có việc làm, tăng 637,56 nghìn người so với quý 2/2015. - Thu nhập bình quân tháng từ việc làm chính thức của lao động làm công hưởng lương là 4,61 triệu đồng, của lao động nam là 4,83 triệu đồng, lao động nữ là 4,3 triệu đồng. (Bộ Lao động - Thương bình và Xã hội) |
Theo WB, Việt Nam là nước đứng thứ ba trong Cộng đồng ASEAN về tỷ lệ lực lượng lao động, yếu tố quan trọng trong quá trình cạnh tranh, tuy nhiên hiện lao động Việt Nam còn rất nhiều hạn chế. Thị trường lao động Việt Nam đang thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao. Cụ thể: - Chất lượng nguồn nhân lực: Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm, xếp thứ 11/12 nước châu Á tham gia xếp hạng của WB. Trong khi đó, Thái Lan, Malaysia lần lượt là 4,94 và 5,59. - Cơ cấu nhân lực lao động: Tính đến quý 2/2015, cơ cấu trình độ nhân lực lao động Việt Nam là: 1 đại học trở lên - 0,35 cao đẳng - 0,65 trung cấp - 0,4 sơ cấp.Trong khi, theo quy luật, những lao động trực tiếp trình độ trung cấp, sơ cấp phải nhiều hơn rất nhiều lần so với lao động gián tiếp. - Khả năng thích nghi với công việc mới: Sự chuẩn bị kiến thức, kỹ năng và tâm lý để sẵn sàng di chuyển sang làm việc tại các nước ASEAN của lao động Việt Nam chưa cao. Nguyên nhân: Sự chuẩn bị kiến thức, kỹ năng và thái độ cũng như tâm lý để sẵn sàng di chuyển sang làm việc tại các nước ASEAN của lao động Việt Nam chưa cao, nguyên nhân chính là do trình độ tiếng Anh của lao động Việt Nam còn quá thấp và rất ít người lao động học ngôn ngữ của các nước ASEAN như Thái Lan, Lào, Campuchia. Hệ lụy: (i) Phần lớn người sử dụng lao động cho rằng tuyển dụng lao động là công việc khó khăn vì các ứng viên không có kỹ năng phù hợp hoặc vì sự khan hiếm người lao động trong một số ngành nghề cụ thể; (ii) Xảy ra hiện tượng có nhiều nguồn lực lao động nhưng lại thiếu lao động chất lượng. Phương hướng trong thời gian tới: Cần xây dựng kế hoạch phát triển nhân lực để đặt hàng cho các cơ sở đào tạo nghề và quy hoạch lại các cơ sở dạy nghề phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội. (Theo WB) |
|
Tín dụng |
Tính đến 21/12/2015, tín dụng tăng 17,17% so với đầu năm 2015, cao hơn mức tăng cùng kỳ các năm 2011 - 2014. Dự kiến, tăng trưởng tín dụng năm 2015 đạt 18%, trong đó: (i) Tổng phương tiện thanh toán tăng 13,55%; (ii) Mặt bằng lãi suất giảm nhưng huy động vốn vẫn tăng 13,59% so với cuối năm 2014. Nguyên nhân (i) Dòng vốn tín dụng tiếp tục được phân bổ hợp lý, hướng tới các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các ngành, các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ (tính đến tháng 11/2015, lĩnh vực công nghệ cao ước tăng 44,78%, nông nghiệp nông thôn tăng ước 10,8%...). (ii) Lãi suất được duy trì ổn định: - Mặt bằng lãi suất thị trường tiếp tục giảm khoảng 0,2 - 0,5%/năm, giúp hỗ trợ tích cực cho hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối; - Mặt bằng lãi suất cho vay giảm khoảng 0,3 - 0,5% so với cuối năm trước, đưa mặt bằng lãi suất giảm khoảng 50% so với cuối 2011. Lãi suất huy động giảm khoảng 0,2 - 0,5%/năm. Tác động tới kinh tế: Tăng trưởng tín dụng cao hơn, giúp niềm tin vào đồng tiền Việt Nam được củng cố, tính trạng đô la hóa trong nền kinh tế tiếp tục giảm, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của tổ chức cá nhân được đáp ứng đầy đủ, kịp thời. Từ đó hỗ trợ đắc lực cho việc đạt tăng trưởng kinh tế vượt mục tiêu của cả năm 2015, nhưng vẫn bảo đảm phù hợp sức hấp thụ vốn của nền kinh tế đi đôi với an toàn, chất lượng tín dụng. (Theo Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng) |
Sau gần 4 năm (từ 9/2012) thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD, tính đến 30/11/2015, khoảng 99,6% nợ xấu của các TCTD đã được xử lý, chất lượng tín dụng được cải thiện. Nợ xấu toàn hệ thống đã được đưa về mức 2,72%, hoàn thành mục tiêu đề ra (đưa nợ xấu về dưới mức 3%). (Theo Vụ chính sách tiền tệ - NHNN) |
|
Lãi suất |
Trong khoảng một tuần trở lại đây, một số TCTDđã bắt đầu tăng lãi suất huy động tại các kỳ hạn ngắn với mức tăng 0,2 - 0,5%/năm. Hiện tại, mặt bằng lãi suất huy động bằng VND đối với các kỳ hạn như sau: - Tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng: Phổ biến ở mức 0,8 - 1%/năm; - Kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng: 4,5 - 5,4%/năm; - Kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng: 5,4 - 6,5%/năm; - Kỳ hạn trên 12 tháng: 6,4 - 7,2%/năm. |
Tỷ giá |
Trong năm 2015, tỷ giá USD bình quân dự kiến tăng 3,16% so với năm 2014. Riêng trong tháng 12, tỷ giá USD đã tăng 0,69% so với tháng 11, do áp lực tăng tỷ giá từ việc FED tăng lãi suất 0,25%; nhu cầu thanh toán tăng cao cuối năm của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. (Theo Tổng cục Thống kê) |
Trong tuần từ 21 đến 26/12, hầu hết các ngân hàng giữ nguyên tỷ giá USD/VND so với tuần trước. Trong ngày giao dịch cuối tuần, tỷ giá được niêm yết ở mức: + Vietinbank, Vietcombank, BIDV, ACB và Eximbank: 22.517 - 22.547 đồng/USD. + DongABank: 22.520 - 22.547 đồng/USD. + Techcombank: 22.500 - 22.547 đồng/USD. |
|
Giá vàng |
Tính chung cả tuần, giá vàng SJC tăng 70 nghìn đồng/lượng so với tuần trước. Trong phiên giao dịch cuối tuần (ngày 26/12), giá vàng được các doanh nghiệp niêm yết ở mức: + Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn tại thành phố Hồ Chí Minh: 33.050 - 32.770 triệu đồng/lượng, tại Hà Nội: 32.770 - 33.070 triệu đồng/lượng. + Tập đoàn Doji tại Hà Nội: 32.940 - 33.000 triệu đồng/lượng, tại thành phố Hồ Chí Minh: 32.920 - 32.980 triệu đồng/lượng. |
Thị trường tài sản |
|
Trái phiếu |
Trong tuần, HNX đã tổ chức 03 phiên đấu thầu TPCP. Cụ thể: Ngày 21/12, NHCSXH phát hành tổng khối lượng gọi thầu đạt 850,7 tỷ đồng có kỳ hạn 3 năm (400 tỷ đồng), 5 năm (300 tỷ đồng), 15 năm (150,7 tỷ đồng). + Kỳ hạn 3 năm: Huy động thành công 400 tỷ đồng với lãi suất trúng thầu 6,4%/năm (bằng lãi suất trúng thầu phiên ngày 21/12/2015). + Kỳ hạn 5 năm: Huy động thành công 200 tỷ đồng, lãi suất trúng thầu 7,35%/năm (cao hơn 0,05%/năm so với lãi suất trúng thầu phiên ngày 30/11/2015). + Kỳ hạn 15 năm: Không trúng thầu. |
Ngày 23/12, KBNN phát hành tổng khối lượng gọi thầu 14.000 tỷ đồng gồm 2 loại kỳ hạn 3 năm (10.000 tỷ đồng) và 5 năm (4.000 tỷ đồng). + Kỳ hạn 3 năm: Huy động được 10.000 tỷ đồng, lãi suất trúng thầu 5,75%/năm (thấp hơn 0,05%/năm so với lãi suất trúng thầu phiên ngày 16/12/2015). + Kỳ hạn 5 năm: Huy động được 3.625 tỷ đồng, lãi suất trúng thầu 6,58%/năm (bằng với lãi suất trúng thầu phiên ngày 16/12/2015). |
|
Ngày 25/12, KBNN phát hành tổng khối lượng gọi thầu 2.000 tỷ đồng kỳ hạn 3 năm. Kết quả, đã huy động thành công 100% khối lượng gọi thầu 2.000 tỷ đồng, lãi suất trúng thầu 5,8%/năm (cao hơn 0,05%/năm so với lãi suất trúng thầu phiên ngày 23/12/2015). |
|
Cổ phiếu |
Trong tuần từ 21 - 25/12, thị trường chứng khoán giảm điểm trên cả 2 sàn, cụ thể: + VN-Index: Giảm 0,09%, xuống 567,67 điểm, với 3 phiên giảm và 2 phiên tăng. Tổng khối lượng hơn 481 triệu cổ phiếu, trị giá trên 7,8 tỷ đồng. + HNX-Index: Giảm 0,26%, xuống 78,09 điểm, với 3 phiên giảm và 2 phiên tăng. Tổng khối lượng hơn 204 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 2,1 tỷ đồng. |
Trong tuần từ 21 - 25/12, khối ngoại bán ròng 109 tỷ đồng trên cả 02 sàn. Cụ thể: + HOSE:Khối ngoại bán ròng hơn 137 tỷ đồng. + HNX:Khối ngoại mua ròng gần 28 tỷ đồng, khối lượng hơn 2,6 triệu cổ phiếu. |
|
Bất động sản |
Tính đến hết ngày 30/11, các ngân hàng triển khai gói tín dụng hỗ trợ nhà ở xã hội 30.000 tỷ đồng, đã cam kết cho vay 24.110 tỷ đồng (80%); giải ngân được 15.465 tỷ đồng (52%). Trong đó: - Có 35.558 hộ gia đình, cá nhân đã ký hợp đồng cam kết cho vay số tiền 16.736 tỷ đồng; 35.554 hộ gia đình, cá nhân được giải ngân, với số tiền 10.072 tỷ đồng. - Đối với tổ chức, doanh nghiệp, đã cam kết cho vay 58 dự án, với số tiền 7.374 tỷ đồng, trong đó 53 dự án đã được giải ngân với dư nợ là 3.837 tỷ đồng. (Theo báo cáo của Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng) |
Chính sách |
Nhằm thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) trong lĩnh vực thuế quan,Bộ Tài chính ngày 20/12 đã ban hành Thông tư số 201/2015/TT- BTC về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 2015 - 2018. Thông tư nêu rõ hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất ưu đãi VKFTA phải đáp ứng các điều kiện cơ bản gồm: - Thuộc Biểu thuế VKFTA; - Được nhập khẩu từ Hàn Quốc vào Việt Nam; - Được vận chuyển trực tiếp từ Hàn Quốc vào Việt Nam theo quy định của Bộ Công Thương; - Đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc; - Có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định của Bộ Công Thương. |
Nhằm triển khai thí điểm ủy nhiệm thu thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán, Bộ Tài chính đã có nội dung thí điểm để gửi các tỉnh, thành, theo đó, thay vì phải tự nộp thuế vào kho bạc hoặc ngân hàng, các hộ kinh doanh có thể thực hiện nghĩa vụ của mình thông qua các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông, điện lực... Trong thời gian đầu, lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết sẽ thí điểm tại Hà Nội (quận Hai Bà Trưng, quận Đống Đa và huyện Thanh Trì), Thành phố Hồ Chí Minh (huyện: Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi) và Đà Nẵng (quận Hải Châu, huyện Hòa Vang) trong thời gian từ 01/01/2016 - 31/12/2016. |
|
Ký kết - Thỏa thuận |
Ngày 21/12, Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại, Công nghiệp và Môi trường nước Cộng hòa dân chủ Timor-Leste đã ký kết bản ghi nhớ thương mại về mặt hàng gạo. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong công tác xúc tiến xuất khẩu, tạo cơ sở pháp lý cho hợp tác thương mại gạo giữa hai nước, hỗ trợ các doanh nghiệp tìm đầu ra cho mặt hàng gạo. Ước tính trong cả năm 2015, Việt Nam nhập khẩu khoảng 31 triệu USD từ Timor-Leste. Timor-Leste nhập khẩu từ Việt Nam đạt hơn 34 triệu USD, chiếm 6,14% tổng kim ngạch nhập khẩu. |