Siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong hệ thống Kho bạc Nhà nước

Vũ Đình Chuẩn

Song song với việc quản lý chặt chẽ ngân quỹ nhà nước, hệ thống Kho bạc Nhà nước đã đẩy mạnh cải cách hành chính, chú trọng hiện đại hóa công nghệ thông tin, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm ngăn chặn, phòng ngừa có hiệu quả những hành vi tham nhũng, lãng phí, đảm bảo sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tiền, tài sản của Nhà nước giao cho Kho bạc Nhà nước quản lý.

Hệ thống KBNN đã không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động, đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa công nghệ, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát
Hệ thống KBNN đã không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động, đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa công nghệ, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát

Đảm bảo sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tiền và tài sản nhà nước

Thực hiện Chỉ thị số 10/CT- TTg 22/04/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã xây dựng kế hoạch, chương trình phổ biến, thông tin, tuyên truyền quán triệt đến toàn thể cán bộ, công chức về công tác phòng, chống tham nhũng. Xác định những lĩnh vực có thể phát sinh hành vi tham nhũng trong hệ thống, tập trung ở một số vị trí và nghiệp vụ nhất định, KBNN đã ban hành chuẩn mực đạo đức, lối sống của cán bộ, công chức trong hệ thống. Đồng thời, ban hành quy định 10 điều kỷ luật của ngành KBNN để mỗi cán bộ, công chức nhận thức rõ định hướng, tu dưỡng, rèn luyện; triển khai các lớp bồi dưỡng về văn minh, văn hóa công sở cho 100% cán bộ, công chức trong hệ thống.

Nhằm ngăn chặn, phòng ngừa có hiệu quả những hành vi tham nhũng, lãng phí, đảm bảo sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tiền, tài sản của Nhà nước giao cho KBNN quản lý, thời gian qua, hệ thống KBNN đã không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động, đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa công nghệ, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát.

Thời gian tới, KBNN tiếp tục tăng cường kiểm tra trong nội bộ hệ thống thanh tra chuyên ngành trong các lĩnh vực quản nhà nước, thuộc trách nhiệm của KBNN, nhất các lĩnh vực nhạy cảm, nguy tham nhũng. Đồng thời, tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu đối với công tác tự kiểm tra về phòng, chống tham nhũng; thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các kiến nghị, quyết định xử sau thanh tra. Tiếp tục thực hiện các cuộc thanh kiểm tra chuyên ngành kiểm tra nội bộ.

Trong giai đoạn này, hệ thống KBNN tiếp tục triển khai hiệu quả mô hình “Một cửa, một giao dịch viên”; tiếp tục cải tiến, đơn giản hóa các thủ tục thu - chi ngân sách thuộc lĩnh vực KBNN… Bên cạnh đó, hệ thống KBNN cũng đẩy mạnh công tác thanh toán không dùng tiền mặt qua KBNN, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị giao dịch; nâng cao chất lượng phục vụ và sự hài lòng của khách hàng. Đồng thời, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để thông báo biến động số dư tài khoản cho các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, góp phần phòng ngừa, hạn chế rủi ro, thất thoát đối với các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước. Đặc biệt, từ đầu tháng 3/2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, KBNN quyết định tạm dừng kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp có thẩm quyền; tập trung vào công tác tự kiểm tra, nghiên cứu cơ chế, chính sách mới để triển khai thực hiện nhiệm vụ ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát.

Cùng với đó, từ đầu năm 2020 đến nay, KBNN đã kịp thời xử lý các vụ việc phát sinh trong hệ thống, đôn đốc, tổng hợp kết quả thực hiện kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước về công tác quản lý tài chính, tài sản công năm 2018 của KBNN để báo cáo đúng thời gian quy định.

Các đơn vị trực thuộc KBNN cũng thường xuyên triển khai Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí… Hàng năm, KBNN thực hiện công khai tài sản của cán bộ công chức, viên chức thuộc diện phải kê khai tài sản theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng.

Ngoài triển khai các nhiệm vụ trên, KBNN đã lập kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, các đề án chiến lược hàng năm và dài hạn để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong đó, thường xuyên rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, kịp thời phát hiện, xử lý các văn bản trái pháp luật; sửa đổi các nội dung theo thẩm quyền; khắc phục những tồn tại có thể gây phiền hà, sách nhiễu đối với người dân, doanh nghiệp.

Tăng cường phòng, chống tham nhũng

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng hiệu quả, KBNN đã dự thảo và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 11/2020/ NĐ-CP ngày 20/1/2020 quy định thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực KBNN. Trong đó, đã đơn giản hóa quy trình thực hiện, đa dạng hóa cách thực hiện, giảm thành phần hồ sơ, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục, đặc biệt quy định lộ trình triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đến hết năm 2020 đạt 100% các giao dịch phải thực hiện trên dịch vụ công mức độ 4 (trừ giao dịch liên quan đến lĩnh vực an ninh, quốc phòng).

Cùng với đó, nhằm thực hiện tốt Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, KBNN tăng cường chỉ đạo việc triển khai, thực hiện nghiêm túc công tác thanh tra, kiểm tra và xây dựng cơ chế giám sát nhằm phát hiện hành vi vi phạm của công chức, viên chức thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý. Trong đó, tập trung chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra, nhất là thanh tra chuyên ngành theo đúng Chỉ thị số 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; tránh tình trạng chồng chéo, gây phiền hà sách nhiễu trong hoạt động thanh tra kiểm tra. Tăng cường thanh tra, kiểm tra về công vụ, nhất là việc thực hiện quy tắc ứng xử, những việc công chức, viên chức không được làm, trách nhiệm giải trình trong thực thi công vụ.

KBNN đã đề xuất hình thức khen thưởng, động viên khích lệ đơn vị tổ chức cá nhân chấp hành tốt; kịp thời phát hiện, đề xuất xử lý những trường hợp vi phạm và xử lý nghiêm những công chức, viên chức có hành vi tiêu cực tham nhũng, nhũng nhiễu gây phiền hà với người dân, doanh nghiệp.

Phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới, KBNN tiếp tục tăng cường kiểm tra trong nội bộ hệ thống và thanh tra chuyên ngành trong các lĩnh vực quản lý nhà nước, thuộc trách nhiệm của KBNN, nhất là các lĩnh vực nhạy cảm, có nguy cơ tham nhũng. Đồng thời, tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu đối với công tác tự kiểm tra về phòng, chống tham nhũng; thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra. Tiếp tục thực hiện các cuộc thanh kiểm tra chuyên ngành và kiểm tra nội bộ. Theo đó, KBNN phấn đấu sẽ hoàn thành kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2020 đã đề ra.

Bài viết đăng trên Tạp chí Tài chính Kỳ 2 – Tháng 6/2020