Sức hút thị trường vốn Việt Nam

Theo Don Lam/nhadautu.vn

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua một năm 2018 nhiều khó khăn từ những ảnh hưởng tiêu cực do chiến tranh thương mại và thông điệp thắt chặt tiền tệ của cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).

Triển vọng của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới vẫn khả quan. Nguồn: internet
Triển vọng của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới vẫn khả quan. Nguồn: internet

Năm 2019, dù tiếp tục chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài, triển vọng của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới vẫn khả quan nhờ vào tăng trưởng GDP cao, tăng trưởng lợi nhuận công ty niêm yết tiếp tục được duy trì, các cân đối vĩ mô được giữ ổn định, mức định giá hiện tại hợp lý. Thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Tại sao?

Năm 2019, dù tiếp tục chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài, triển vọng của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới vẫn khả quan nhờ vào tăng trưởng GDP cao, tăng trưởng lợi nhuận công ty niêm yết tiếp tục được duy trì, các cân đối vĩ mô được giữ ổn định, mức định giá hiện tại hợp lý. Thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Tại sao?

Thứ nhất, tăng trưởng lợi nhuận các công ty niêm yết tuy đang chậm lại trong 2019 do các lợi nhuận đột biến trong năm 2018 nhưng vẫn được dự báo ở mức cao khoảng 10% trong năm 2019, mức cao so với các nước trong khu vực. Những ngành chính đóng góp vào tổng lợi nhuận các công ty niêm yết trên HSX là ngân hàng (30%), bất động sản (17%) và tiêu dùng (13%).

Đối với ngân hàng, ba mũi nhọn tăng trưởng chính là xu hướng gia tăng tín dụng cá nhân, đẩy mạnh phân phối các sản phẩm bảo hiểm (bancassurance) và thu nhập từ thu hồi từ nợ xấu trong quá khứ. Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng tín dụng dự kiến ở mức 14% trong 2019, mức khá cao so với khu vực. Trong đó tín dụng cá nhân tăng nhanh hơn ở mức khoảng 23%, giúp cải thiện biên lãi suất cho vay. Thứ hai, nhu cầu về bảo hiểm nhân thọ đang tăng nhanh ở mức 25-30% trong một vài năm gần đây, trong đó ngân hàng nổi lên như là một kênh phân phối quan trọng. Một số ngân hàng đã ký các hợp đồng phân phối độc quyền với các công ty bảo hiểm nhân thọ như VPBank (với AIA), Techcombank (Manulife), VIB Bank (Prudential), Sacombank và HD Bank (Dai-ichi Life)…

Đối với ngành bất động sản và tiêu dùng, về lâu dài, một trong số những trụ cột chính của tăng trưởng là nhu cầu tiêu dùng của tầng lớp trung lưu đang tăng lên mạnh mẽ. Nhờ thu nhập gia tăng của tầng lớp trung lưu, tiêu dùng có xu hướng mở rộng sang các sản phẩm cao cấp và hàng xa xỉ trong các lĩnh vực như: bất động sản (VHM, NVL), bảo hiểm (BVH), đầu tư, du lịch (VJC, Vinpearl/VIC), ô tô (VEA), nữ trang (PNJ), smart-phone (MWG) và các tiêu dùng thiết yếu khác (VNM, MSN).

Với sự phát triển của các nền tảng trực tuyến, người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm kiếm sản phẩm có mức giá tốt nhất. Tuy nhiên, họ đang có xu hướng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho những sản phẩm có chất lượng cao hơn và góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, quá trình đô thị hóa và việc nâng cấp các đô thị nhỏ lên thành phố lớn cũng hỗ trợ tích cực cho xu hướng tiêu dùng hiện đại.

Thứ hai, kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định thể hiện qua biến động tỉ giá và lạm phát ở mức vừa phải. Việt Nam liên tiếp được các tổ chức đánh giá tín nhiệm nâng hạng trong những lần review gần đây với triển vọng luôn ở mức tích cực: Fitch nâng hạng lên mức BB (tháng 5.2018), Moody lên Ba3 (tháng 8.2018) và S&P lên BB (tháng 4.2019 sau 9 năm).

Tiền đồng Việt Nam mất giá ở mức thấp hơn so với các nước trong khu vực trong 12 tháng gần đây. Lý do là nhờ nguồn thu ngoại tệ lớn từ dòng vốn FDI, FII và xuất khẩu trong những năm gần đây. Nguồn thu này được dự báo sẽ tiếp tục tăng nhờ xu hướng dịch chuyển cơ sở sản xuất từ Trung Quốc về Việt Nam và các đơn hàng xuất khẩu để tránh thuế trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ – Trung leo thang. Ngoài ra, chính phủ rất chủ động mở rộng thương mại với các nước thông qua các hiệp định thương mại gần đây như CPTPP với 10 nước và sắp tới là EV FTA với châu Âu.

chart_don_lam_fmdz

Thứ ba,định giá cổ phiếu của thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở mức P/E quanh 16, thấp hơn khoảng 12 – 15% so với khu vực ASEAN, mặc dù tăng trưởng lợi nhuận ở mức khả quan. Mức chiết khấu này sẽ thu hẹp khi Việt Nam được MSCI nâng hạng lên thị trường mới nổi trong tương lai. Mặc dù việc đáp ứng các tiêu chuẩn nâng hạng vẫn còn một số trở ngại (điển hình là giới hạn tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài), chính phủ đang cho thấy quyết tâm lớn đưa Việt Nam thành một thị trường mới nổi hấp dẫn. Và điều này sẽ hỗ trợ tích cực cho tiến trình thoái vốn ở các doanh nghiệp nhà nước.

Trong năm tháng đầu năm 2019, thị trường đã tăng trở lại khoảng 9% (sau khi giảm 9% trong năm 2018). Nhà đầu tư nước ngoài đã quay trở lại mua cổ phiếu ở thị trường chứng khoán Việt Nam với tổng giá trị 185 triệu đô la Mỹ, chưa kể đến các giao dịch lớn khác như GIC/Mizuho đầu tư vào Vietcombank trong tháng 1 (280 triệu đô la Mỹ) và mới đây là thương vụ SK đầu tư vào VIC trong tháng 5 (1 tỉ đô la Mỹ).