Tác động từ đòn bẩy tài chính đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng
Thông qua dữ liệu thứ cấp được thu nhập từ năm 2020-2023 của 33 doanh nghiệp ngành Xây dựng đang niêm yết Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE), nghiên cứu này tìm thấy sự ảnh hưởng của các yếu tố: Đòn bẩy tài chính, Quy mô kinh doanh, Tốc độ tăng trưởng, Tỷ lệ đầu tư tài sản cố định, Số năm hoạt động đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành Xây dựng. Kết quả nghiên cứu có thể làm cơ sở cho doanh nghiệp ngành Xây dựng đưa ra quyết định sử dụng đòn bẩy tài chính như thế nào để đem lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất cho doanh nghiệp.
Đặt vấn đề
Đòn bẩy tài chính (ĐBTC) giúp DN duy trì hoạt động kinh doanh bằng cách sử dụng nợ vay để bù đắp sự thiếu hụt vốn cũng như mong muốn gia tăng tỷ suất lợi nhuận, sử dụng ĐBTC một cách thành công sẽ giúp DN gia tăng lợi nhuận.
Ngành Xây dựng phát triển có sự đóng góp to lớn của việc vận dụng ĐBTC trong kinh doanh. ĐBTC tốt hay kém, ảnh hưởng và tác động ra sao đối với hiệu quả kinh doanh của DN. Nghiên cứu ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến hiệu quả kinh doanh của các DN ngành xây dựng đang niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định tính
Tác giả sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp, thông qua các báo cáo tài chính của các DN ngành xây dựng niêm yết trên TTCK Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu thực hiện qua 2 bước:
Bước 1: Nghiên cứu sơ bộ. Nghiên cứu định lượng: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích dữ liệu thu thập.
Bước 2: Nghiên cứu chính thức. Sử dụng kỹ thuật phân tích để kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích phương sai Anova, phân tích tương quan mô hình và phân tích hồi quy.
Dữ liệu
Dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán của 33 DN xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 2020 - 2023.
Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu
ĐBTC là mức độ sử dụng vốn vay trong tổng nguồn vốn của DN nhằm tăng tỷ suất lợi nhuận. Biết cách sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả sẽ mang lại những khoản lợi nhuận không nhỏ cho DN, bên cạnh đó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu DN hoạt động kém hiệu quả hơn dự tính.
Hiệu quả kinh doanh của DN là đánh giá khả năng đạt được kết quả, khả năng sinh lãi của DN. Để gia tăng lợi nhuận, mở rộng quy mô sản xuất trong tương lai, các DN đã sử dụng ĐBTC như một công cụ đắc lực trong quá trình kinh doanh sản xuất và có tác động không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của DN.
Nghiên cứu về tác động của ĐBTC đến hiệu quả kinh doanh. Lý thuyết của Modigliani và Miller làm rõ được ảnh hưởng của cơ cấu nguồn vốn đến chi phí sử dụng vốn và giá trị của DN. Lý thuyết trật tự phân hạng: Giải thích lý do các DN có xu hướng sử dụng nguồn vốn bên trong và nếu cần phải huy động thêm vốn bên ngoài thì họ sẽ ưu tiên sử dụng nguồn vốn vay trước.
Kết quả
Bảng 1: Bảng thống kê dữ liệu các biến |
|||||
Descriptive Statistics |
|||||
N |
Mean |
Std. Deviation |
Min |
Max |
|
ROA |
165 |
3,494 |
4,042 |
-16,89 |
21,07 |
LEV |
165 |
2,389 |
1,703 |
0,00046 |
8,682 |
SIZE |
165 |
6,404 |
0,61 |
5,303 |
7,576 |
GROW |
165 |
0,578 |
6,047 |
-1,049 |
77,47 |
TANGB |
165 |
0,176 |
0,207 |
6,55E-05 |
0,877 |
AGE |
165 |
28,09 |
14,11 |
5 |
61 |
Nguồn: Nghiên cứu của tác giả
Bảng 2: Kết quả mô hình FEM |
||
Hệ số |
Prob |
|
β |
21,990833 |
0,031 |
LEV |
-0,7329146 |
0,027 |
SIZE |
-0,5826574 |
0,718 |
GROW |
0,2187488 |
0 |
TANGB |
-1,451806 |
0,729 |
AGE |
-0,4557819 |
0,03 |
R 2 |
0,1799 |
Nguồn: Nghiên cứu của tác giả
Phân tích thống kê mô tả
Biến Tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA) của các DN trong mẫu nghiên cứu có giá trị cao nhất là 21,07% và giá trị nhỏ nhất là -16,89%, giá trị trung bình là 3,5% tương ứng với độ lệch chuẩn là 4,04%, điều này cho thấy mức độ chênh lệch tương đối lớn giữa ROA của các DN trong mẫu.
Biến Tỷ số nợ (LEV) của các DN trong mẫu nghiên cứu có giá trị cao nhất là 8,7%, nhưng giá trị nhỏ nhất ở mức 0%, giá trị trung bình là 2,3% tương ứng với độ lệch chuẩn là 1,7%, điều này cho thấy mức độ chênh lệch rất lớn về ĐBTC của các DN Xây dựng.
Phân tích tương quan
Tồn tại quan hệ tương quan âm giữa biến ROA với các biến LEV, SIZE, TANGB, cụ thể:
- Tương quan giữa Hiệu quả kinh doanh (ROA) và ĐBTC (LEV): R = -0,2772 < 0 cho thấy tương quan âm. Điều này cho thấy, các DN đa phần đi vay để đầu tư vào kinh doanh, chưa chú trọng việc đầu tư vào tài sản máy móc, thiết bị nên ROA sẽ giảm khi tỷ lệ nợ tăng.
- Tương quan giữa Hiệu quả kinh doanh (ROA) và Quy mô DN (SIZE): R = -0,0059 < 0 cho thấy tương quan âm. Bởi vì Quy mô DN (đo bằng logarit tự nhiên của doanh thu) nên ít tác động tới ROA.
- Tương quan giữa Hiệu quả kinh doanh (ROA) và Tỷ lệ đầu tư TSCĐ (TANGB): R = -0,0678 <0: Tỷ lệ TSCĐ ít có tương quan với biến ROA. Điều này là do tỷ lệ đầu tư TSCĐ trung bình trong mẫu nghiên cứu này là 17,57%, ở mức thấp cho thấy, các DN chưa chú trọng đầu tư vào tài sản, cũng như công nghệ hoặc có thể TSCĐ của các DN chủ yếu đã sử dụng lâu nên ít ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, sử dụng ĐBTC có tác động ngược chiều đến Hiệu quả kinh doanh của các DN Xây dựng. Điều này có nghĩa là khi ĐBTC giảm thì ROA sẽ tăng, tuy nhiên mức độ tác động giữa hai chỉ tiêu này khá yếu vì còn rất nhiều những yếu tố khác tác động lên ROA của một ngành hay một DN.
Phân tích hồi quy
Hai biến Quy mô DN (SIZE) và Tỷ lệ đầu tư TSCĐ (TANGB) không ảnh hưởng đến Hiệu quả kinh doanh (ROA):
- Biến SIZE có hệ số -0,5826574 với mức ý nghĩa Prob = 0,718 > 0,05.
- Biến TANGB có hệ số -1,451806 với mức ý nghĩa Prob = 0,729 > 0,05.
Các biến Đòn bẩy tài chính (LEV), Tốc độ tăng trưởng (GROW), Số năm hoạt động (AGE) có ý nghĩa thống kê và ảnh hưởng đến Hiệu quả kinh doanh (ROA):
- Biến LEV có hệ số -0,7329146 với mức ý nghĩa Prob = 0,027 < 0,05.
- Biến GROW có hệ số 0,2187488 với mức ý nghĩa Prob = 0,000 < 0,05.
- Biến AGE có hệ số -0,4557819 với mức ý nghĩa Prob = 0,030 < 0,05.
Các biến LEV, GROW, AGE giải thích được 17,99% biến thiên của ROA theo phương trình hồi quy sau:
ROA=21,990833−0,7329146LEV+0,2187488GROW−0,4557819AGE+uit
Kết quả của mô hình này cho thấy, tỷ số nợ có tác động ngược chiều đến tỷ suất sinh lợi của tài sản, nghĩa là ĐBTC có tác động âm đến hiệu quả kinh doanh với mức ý nghĩa là 18%. Điều này cho thấy, hệ số nợ càng cao thì lợi nhuận ròng trên tổng tài sản càng giảm, chứng tỏ việc sử dụng nợ quá cao sẽ đem lại Hiệu quả kinh doanh xấu hơn, ĐBTC được các DN sử dụng không hiệu quả.
ĐBTC tác động ngược chiều đến ROA cho thấy, các DN Xây dựng đã lạm dụng việc sử dụng đòn bẩy để gia tăng lợi nhuận hoặc quản lý không tốt khoản vay trong quá trình kinh doanh.
Kết quả này còn chứng tỏ đa số DN sử dụng nợ cao hơn nhiều so với vốn chủ sở hữu của DN. Việc sử dụng nợ nhiều một phần khách quan như kinh tế năm 2020-2023, dịch bệnh phức tạp, thương mại quốc tế bị đình trệ, việc tiêu thụ các sản phẩm vật liệu xây dựng đa phần đều chững lại, nhiều dự án xây dựng bị tạm ngưng. Về chủ quan, các nhà quản trị DN chưa đưa ra được các chiến lược hiệu quả trong việc sử dụng ĐBTC để mở rộng quy mô DN cũng như kinh doanh có hiệu quả.
Kết luận
Nghiên cứu này xác định các yếu tố tài chính, đặc biệt là ĐBTC tác động đến Hiệu quả kinh doanh của các DN Xây dựng đang niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2020 - 2023. Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường, môi trường cạnh tranh gay gắt, để tồn tại và phát triển, mỗi DN luôn phải nâng cao hiệu quả kinh doanh. Ngành Xây dựng với đặc trưng ngành cũng chịu tác động bởi nhiều yếu tố sau:
- Chịu tác động nghịch chiều của ĐBTC (LEV) và số năm hoạt động (AGE).
- Chịu tác động dương của biến tốc độ tăng trưởng (GROW).
Trong đó, biến ĐBTC là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến Hiệu quả kinh doanh. Khi LEV càng lớn thì ROA càng giảm.
Kiến nghị
Để sử dụng ĐBTC một cách tốt hơn trong sản xuất và tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của các DN, tác giả nghiên cứu đưa ra một số kiến nghị như sau:
Một là, tăng vốn chủ sở hữu bằng hoạt động chào bán cổ phần. Thông qua việc chào bán tổ chức phát hành sẽ tăng quy mô, hiệu quả sử dụng vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh. Vốn thu được từ chào bán cổ phần là nguồn vốn dài hạn và ổn định vì khi huy động vốn qua chào bán cổ phiếu các DN không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả các cổ đông nguồn vốn mà họ đã góp. Tuy nhiên, DN phát hành một khối lượng cổ phiếu lớn ra công chúng có thể làm phân tán quyền sở hữu và làm mất quyền kiểm soát DN và chi phí phát hành cũng cao. Vì thế, trước các đợt phát hành cổ phiếu ra công chúng, đội ngũ những người quản lý DN cần đưa ra các chính sách, biện pháp để chủ động trong quyền sở hữu, kiểm soát DN và hạn chế các chi phí trong quá trình chào bán cổ phần xuống mức thấp.
Hai là, xây dựng cơ cấu vốn hợp lý. DN Xây dựng cần có chính sách phù hợp để quản thị các khoản nợ và giải phóng hàng tồn kho không dự kiến.
Ba là, đầu tư và mở rộng doanh thu. DN tránh đầu tư dàn trải dẫn đến kém hiệu quả. Danh mục đầu tư của DN nên được thu gọn và chỉ tập trung vào các dự án có tiềm năng và vốn đầu tư có bảo đảm.
Bốn là, hưởng lợi từ đầu tư công. Khơi thông nguồn lực, đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn đầu tư công có vai trò hết sức quan trọng. Khi kinh tế xã hội, ổn định phát triển, nhóm ngành được hưởng lợi nhất chính là các DN Xây dựng. Vì vậy, đầu tư công có vai trò quan trọng và ảnh hưởng mật thiết đến nhóm ngành Xây dựng. Các DN Xây dựng cần tận dụng các cơ hội để hưởng lợi từ đầu tư công.
Tài liệu tham khảo:
- Hồ Thị Ngọc Thủy (2015). Nghiên cứu tác động của cấu trúc tài chính đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Đà Nẵng;
- Hoàng Thị Ái Thuỷ (2016). Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các công ty thuộc nhóm ngành xây dựng niêm yết trên sở Giao dịch chứng khoáng Hà Nội”. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Đà Nẵng;
- Lê Thị Nhung (2020). Nghiên cứu xác định các nhân tố tác động đến đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trong ngành bất động sản và vật liệu xây dựng ở Việt Nam cho giai đoạn 2013 -2017”. Khoa Kinh tế, Học viện Chính sách và Phát triển;
- Trần Thị Tuấn Anh và Đặng Thị Thu Thủy (2017). Nghiên cứu tác động của đòn bẩy tài chính đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam cho giai đoạn 2013- 2017. Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.