Ảnh hưởng của Tỷ lệ đòn bẩy tài chính lên phương sai lợi nhuận tại các doanh nghiệp niêm yết trên HoSE
Bài viết phân tích mối liên hệ trực tiếp về mặt lý thuyết giữa phương sai lợi nhuận chứng khoán (σE) và Đòn bẩy tài chính (L), trong đó xem xét cả giá trị sổ sách và giá trị thị trường của nợ dài hạn và ngắn hạn. Sử dụng dữ liệu báo cáo tài chính quý đã kiểm toán của 30 công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2015-2019 do nền tảng Fiinpro cung cấp, mô hình hồi quy dữ liệu bảng OLS kiểm tra biến động của tỷ suất sinh lời chứng khoán do tác động của đòn bẩy tài chính của công ty. Bằng cách phân tích mối liên hệ giữa đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp và sự biến động của lợi nhuận cổ phiếu và dựa trên kết quả mô hình, nhóm tác giả đưa ra những kết luận và khuyến nghị đối với các công ty và nhà đầu tư.
Giới thiệu
Đòn bẩy tài chính vừa là công cụ thúc đẩy lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu, vừa là công cụ hạn chế sự gia tăng đó. Khi đòn bẩy tài chính cao, chỉ cần một thay đổi nhỏ trong lợi nhuận trước thuế và lãi suất cũng sẽ làm thay đổi đáng kể tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu.
Đến nay, chưa có nhiều nghiên cứu về mối liên hệ trực tiếp giữa đòn bẩy tài chính (L) và phương sai lợi nhuận chứng khoán (σE). Đòn bẩy tài chính được đưa ra như một yếu tố quyết định tiềm năng đối với σE, được tìm thấy trong các tình huống kinh tế khác nhau, điển hình là nghiên cứu về “Hiệu ứng đòn bẩy” (financial leverage) của Black (1976) và Christie (1982). Bài viết này hướng tới kiểm tra xem liệu mối quan hệ giữa σE và L được xây dựng trong nghiên cứu của họ có đúng trong thực tế hay không và ở mức độ nào.
Tình hình nghiên cứu về tác động của đòn bẩy tài chính đến biến động lợi suất của cổ phiếu
Một số nghiên cứu về đòn bẩy tài chính và độ biến động lợi suất (σE) trình bày lý thuyết hiệu ứng đòn bẩy, trong đó nêu rõ rằng lợi nhuận cổ phiếu và đòn bẩy tài chính có mối liên hệ trái ngược nhau. Mối quan hệ tiêu cực này có thể hiểu là do sự gia tăng tính không ổn định mà dẫn đến giá cổ phiếu giảm. Ngược lại, giá cổ phiếu giảm sẽ dẫn đến sự gia tăng đòn bẩy tài chính và sự gia tăng biến động của lợi nhuận cổ phiếu.
Black (1976), Titman, S. và Wessels, R. (1988), Hidenobu và Lai Thi Phuong Nhung (2010), Mahfuzah và Raj (2012), Chaiporn và Jittima (2015) đều tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa đòn bẩy tài chính và phương sai lợi nhuận của cổ phiếu. Trong khi đó, Joshua Abor (2005), Jacelly, Maximiliano và Carlos (2010), Jin (2012), Dang Thi Quynh Anh và Quach Thi Hai Yen (2014) lại tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa đòn bẩy tài chính và lợi nhuận cổ phiếu.
Yin-Wong Cheung và Lilian K. Ng (1992) phát hiện thấy hiệu ứng đòn bẩy ở các công ty nhỏ mạnh hơn so với các công ty lớn hơn và ổn định theo thời gian. Mohammad, Mir và Hojjatollah (2015) cho rằng, các công ty thích nợ hơn vốn chủ sở hữu vì nó được khấu trừ thuế, nợ ngắn hạn có tác động mạnh đến lợi nhuận của công ty.
Tuy nhiên, trong các nghiên cứu trước đây, tại các thị trường khác nhau trên thế giới, trong đó có thị trường Việt Nam, hầu như không có nghiên cứu nào kiểm tra mối quan hệ trực tiếp giữa biến động của lợi nhuận chứng khoán và đòn bẩy tài chính.
Tỷ lệ đòn bẩy tài chính và phương sai lợi nhuận của doanh nghiệp niêm yết trên HoSE
Tỷ lệ đòn bẩy tài chính
Tỷ lệ đòn bẩy của DN niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HoSE) duy trì ở mức khá cao tùy theo từng ngành và có nhiều biến động trong giai đoạn 2015-2019. Có những ngành có tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của DN rất cao như: DN trong Bất động sản, Dịch vụ truyền thông, Năng lượng và công nghiệp, trong đó, Bất động sản và Xây dựng dao động quanh mức 150%. Ngành Năng lượng và công nghiệp (bao gồm vận tải, hàng hóa vốn, dịch vụ thương mại và chuyên nghiệp) có tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu dao động quanh mức 160%...
Phương sai lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trên HoSE
Theo dữ liệu, mức biến động lợi nhuận của các DN dịch vụ truyền thông trong phạm vi rộng nhất từ khoảng 0,005 đến 0,270 trong khi các cổ phiếu từ ngành tiện ích có mức chênh lệch lợi nhuận ổn định trong suốt thời gian được thử nghiệm.
Giả thuyết nghiên cứu
Dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm đã có, nhóm tác giả đặt ra các giả thuyết cho nghiên cứu như sau:
Giả thuyết 1 (H1): Đòn bẩy tài chính dài hạn có liên quan đáng kể đến phương sai của lợi nhuận cổ phiếu.
Giả thuyết 2 (H2): Tỷ lệ đòn bẩy tài chính có mối quan hệ cùng chiều với phương sai lợi nhuận cổ phiếu.
Mô hình và phương pháp nghiên cứu
Mô hình
Dựa trên các giả thuyết nghiên cứu được đề xuất, mô hình nghiên cứu định lượng của tác giả như sau:
σEi,t = β0 + β1 LevBVi,t + β2 LevMVi,t + β3 LTLevi,t + β4 STLevi,t
+ β5D/Ai,t + β6Market Capi,t + β7CITi,t + ui,t
Trong đó:
σE= độ lệch chuẩn lợi nhuận cổ phiếu theo quý
LevBV= Chỉ số đòn bẩy tài chính tính từ giá trị sổ sách
LevMV=Chỉ số đòn bẩy tài chính tính từ giá trị thị trường
LTLev=Tỷ lệ đòn bẩy tài chính dài hạn
STLev=Tỷ lệ đòn bẩy tài chính ngắn hạn
D/A=Nợ trên tổng tài sản
Market Cap=Mức vốn hóa thị trường
CIT=Thuế thu nhập DN
Phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu sẽ thực hiện theo các bước sau: Kiểm định mô tả và ma trận tương quan các biến; Kiểm tra phương pháp hồi quy Pooled OLS; Kiểm tra đa cộng tuyến và sửa mô hình (nếu cần); Kiểm tra tính không đồng nhất và sửa mô hình (nếu cần); Kiểm tra độ lệch của các biến bị bỏ qua và sửa mô hình (nếu cần); Kết luận và thảo luận kết quả. Các kiểm định để phát hiện vấn đề trước khi quyết định phân tích theo các mô hình khác nhau sẽ được thực hiện, đồng thời ma trận tương quan và hệ số VIF để kiểm định đa cộng tuyến, kiểm định White để kiểm tra tính đồng nhất của mô hình, kiểm định Ramsay RESET cũng được tiến hành.
Thu thập dữ liệu
Dữ liệu sử dụng được thu thập từ Fiinpro. Từ 100 DN có vốn hóa thị trường cao nhất niêm yết trên HoSE (VN100), cổ phiếu của các DN thuộc ngành Tài chính bị loại vì sự khác biệt về bản chất của hoạt động kinh doanh. Cuối cùng, nhóm tác giả chọn ra 30 DN phi tài chính có vốn hóa thị trường lớn nhất niêm yết tại HoSE. Do thị trường chủ yếu bị ảnh hưởng bởi các DN có vốn thị trường lớn nên 30 cổ phiếu được lựa chọn dự kiến sẽ thể hiện cái nhìn tổng quan toàn diện về thị trường. Nghiên cứu được thực hiện từ thông tin về tổng nợ phải trả, nợ ngắn hạn, tổng vốn chủ sở hữu, thuế đã nộp, thu nhập trước thuế, cổ tức được trả trong mỗi quý mẫu và lợi nhuận cổ phiếu trong lịch sử. Với số lượng DN được quan sát là 30, trong đó dữ liệu tại thời điểm 31/12/2014 được chọn làm dữ liệu của năm cơ sở để xác định tỷ suất sinh lời cổ phiếu và phương sai tỷ suất sinh lời cổ phiếu. Thời gian quan sát kéo dài từ quý I/2015 đến quý IV/2019, có 600 lượt quan sát, được tổ chức thành dữ liệu bảng.
Biến số
Các biến bao gồm: Độ lệch chuẩn của lợi nhuận cổ phiếu (σE), đòn bẩy tài chính tính từ giá trị sổ sách (LevBV), Đòn bẩy tài chính tính từ giá trị thị trường (LevMV), Đòn bẩy dài hạn (LTLev), Đòn bẩy ngắn hạn (STLev), Tỷ lệ nợ trên tài sản (D/A), Vốn hóa thị trường (Market Cap) và Thuế thu nhập DN (TNDN).
Kết quả mô hình
Thống kê mô tả
Kết quả thống kê mô tả dữ liệu được thể hiện trong Bảng 2.
Ma trận tương quan
Ma trận tương quan được thể hiện trong Bảng 3.
Mô hình hồi quy Pooled OLS
σEi,t = β0 + β1 LevBVi,t + β2 LevMVi,t + β3 LTLevi,t + β4 STLevi,t
+ β5D/Ai,t + β6Market Capi,t + β7CITi,t + ui,t
Bảng 1: Phương sai lợi nhuận của các doanh nghiêp niêm yết trên HoSE theo ngành |
|||||
2015 |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
|
Tài chính |
0,063804 |
0,021691 |
0,028737 |
0,053296 |
0,03871 |
Tiêu dùng |
0,060983 |
0,031129 |
0,034604 |
0,07545 |
0,042244 |
Tiện ích |
0,040787 |
0,025636 |
0,013575 |
0,012026 |
0,01387 |
Y tế |
0,031173 |
0,038466 |
0,02003 |
0,007456 |
0,039238 |
Năng lượng |
0,044109 |
0,026543 |
0,026847 |
0,040756 |
0,00888 |
Công nghệ thông tin |
0,088859 |
0,009245 |
0,028752 |
0,021157 |
0,010361 |
Dịch vụ truyền thông |
0,115205 |
0,041899 |
0,270836 |
0,005615 |
0,038 |
Tiêu dùng linh hoạt |
0,157107 |
0,052991 |
0,021296 |
0,035902 |
0,030086 |
Công nghiệp |
0,071868 |
0,032984 |
0,031915 |
0,024894 |
0,014483 |
Vật liệu |
0,107514 |
0,048107 |
0,126563 |
0,027399 |
0,022148 |
Bất động sản |
0,089019 |
0,036234 |
0,167091 |
0,033105 |
0,023344 |
Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả
Bảng 2: Kết quả thống kê mô tả dữ liệu |
||||||
Biến |
Quan sát |
Trung bình |
Trung vị |
Độ lệch chuẩn |
Min |
Max |
σE |
600 |
0,0152 |
0,0141 |
0,0051 |
0,0000 |
0,0316 |
LevBV |
600 |
1,1085 |
0,9320 |
0,7550 |
0,0755 |
3,4958 |
LevMV |
600 |
0,9160 |
0,6226 |
1,2013 |
0,0223 |
8,8655 |
LTLev |
600 |
0,2379 |
0,2206 |
0,1913 |
0,0000 |
0,6985 |
STLev |
600 |
0,6751 |
0,5063 |
0,5307 |
0,0680 |
2,8545 |
D/A |
600 |
1,0206 |
0,6640 |
0,8594 |
0,1467 |
4,7657 |
Market Cap |
600 |
3,07E+13 |
7,69E+12 |
6,27E+13 |
1,78E+12 |
4,10E+14 |
CIT |
600 |
-1,34E+11 |
-4,45E+10 |
2,91E+11 |
-2,82E+12 |
1,69E+11 |
Nguồn: Kết quả nghiên cứu
Bảng 3: Ma trận tương quan |
||||||||
σE |
LevBV |
LevMV |
LTLev |
STLev |
D/A |
Market Cap |
CIT |
|
σE |
1,0000 |
|||||||
LevBV |
0,1882 |
1,0000 |
||||||
LevMV |
0,2322 |
0,4449 |
1,0000 |
|||||
LTLev |
0,1048 |
0,6558 |
0,5185 |
1,0000 |
||||
STLev |
0,1010 |
0,7280 |
0,2535 |
0,1137 |
1,0000 |
|||
D/A |
0,1558 |
0,3615 |
0,6271 |
0,5347 |
0,1414 |
1,0000 |
||
Market Cap |
-0,1264 |
0,0568 |
-0,1897 |
-0,0433 |
0,0941 |
-0,0311 |
1,0000 |
|
CIT |
0,0978 |
-0,1232 |
0,1523 |
0,0158 |
-0,1643 |
0,0360 |
-0,8436 |
1,0000 |
Nguồn: Kết quả nghiên cứu
Bảng 4: Kết quả hồi quy OLS với 4 biến độc lập |
||||
Hệ số |
Độ lệch chuẩn |
t |
P>|t| |
|
LevBV |
0,0032843 |
0,0007186 |
4,57 |
0,000 |
LevMV |
0,0010577 |
0,0002010 |
5,26 |
0,000 |
LTLev |
-0,0082929 |
0,0020919 |
-3,96 |
0,000 |
STLev |
-0,0026941 |
0,0007873 |
-3,42 |
0,001 |
Nguồn: Kết quả nghiên cứu
Kết quả cho thấy, ba biến độc lập không có tác động đến biến phụ thuộc là D/A, Market Cap và CIT. Giá trị p của kiểm định hai đuôi (P>|t|) của ba biến lần lượt là 0,183, 0,145 và 0,984, lớn hơn mức ý nghĩa 0,05. Kết quả thu được từ thuế thu nhập DN ở một mức độ nào đó có thể dự đoán được vì các khoản vay không mang lại lợi ích về thuế. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của Trần Hùng Sơn và Trần Việt Hoàng (2008) cũng đưa ra kết luận quy mô DN không có ý nghĩa thống kê. Do có các biến không đáng kể nên tác giả phải loại trừ 3 biến D/A, Market Cap và CIT và tiến hành hồi quy Pooled OLS mới. Khi đó, mô hình mới là:
σEi,t = β0 + β1 LevBVi,t + β2 LevMVi,t + β3 LTLevi,t + β4 STLevi,t + ui,t
Giá trị F tính từ tổng bình phương của mô hình (SSM) và tổng bình phương phần dư (SSR) bằng 13,48 cho thấy mô hình đảm bảo độ tin cậy (Prob > F = 0,000). Kết quả ước lượng hệ số cho thấy hầu hết tham số ước lượng của các biến phụ thuộc đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1% (P > | t | = 0,000) theo giá trị thống kê T-test. Tác động của đòn bẩy ngắn hạn là yếu nhất ở mức dưới 1%, song không đáng kể.
Có thể kết luận rằng giả thuyết về tác động của tỷ lệ đòn bẩy và σE trong lý thuyết không thể bị bác bỏ, vì khi giải thích từ kết quả hồi quy, mối quan hệ này tương đối mạnh. Tuy nhiên, kết quả là nghịch đảo từ các biến khác nhau. Đòn bẩy dài hạn và ngắn hạn có hệ số âm đối với σE, lần lượt là -0,008293 và -0,002694. Nói cách khác, với mỗi phần trăm tăng trong LTLev sẽ làm cho σE giảm 0,8293% và với mỗi phần trăm tăng trong STLev sẽ làm cho σE giảm 0,2694%.
Tuy nhiên, kết quả lại khác nhau về tỷ lệ đòn bẩy tính theo giá trị sổ sách (LevBV) và tỷ lệ đòn bẩy tính theo giá trị thị trường (LevMV). Hai yếu tố quyết định thể hiện mối quan hệ cùng chiều với σE. Điều này có thể được hiểu là với mỗi phần trăm tăng lên trong LevBV và LevMV thì σE tăng lần lượt là 0,3284% và 0,1058%. Tác động tiêu cực đã lấn át tác động tích cực vì giá trị tuyệt đối của hệ số đòn bẩy dài hạn và ngắn hạn tương đối cao hơn.
Tất cả các kiểm định về độ lệch mô hình đều cho thấy rằng, không có vấn đề đa cộng tuyến trong mô hình, mô hình không chứa lỗi phương sai không đồng nhất hoặc có tính đồng nhất và mô hình Pooled OLS không có biến bị bỏ sót.
Thảo luận
Có thể kết luận rằng giả thuyết về tác động của tỷ lệ đòn bẩy và σE trong lý thuyết không thể bị bác bỏ, vì khi giải thích từ kết quả hồi quy, mối quan hệ này tương đối mạnh. Tuy nhiên, kết quả là nghịch đảo từ các biến khác nhau.
LTLev và σE có mối quan hệ ngược chiều
Tác động của đòn bẩy dài hạn đến phương sai lợi nhuận cổ phiếu là tiêu cực, điều này có thể được giải thích theo cách mà sự tăng trưởng của đòn bẩy dài hạn làm cho lợi nhuận cổ phiếu ít biến động hơn. Mặc dù trái ngược với kỳ vọng được đề cập trước đó trong nghiên cứu này, kết quả này phù hợp với kết quả của Titman, S và Wessels, R. (1988), Joshua Abor (2005), Lemmon và cộng sự (2008), Jacelly, Maximiliano và Carlos (2010) và đặc biệt là Jin (2012), người đã thiết lập mối quan hệ tiêu cực mạnh mẽ giữa nợ dài hạn và lợi nhuận cổ phiếu. Cần lưu ý rằng, đòn bẩy dài hạn cho thấy tác động đáng kể nhất đến phương sai lợi nhuận cổ phiếu, điều này trái ngược với kết quả của Mohammad, Mir và Hojjatollah (2015).
STLev và σE có mối quan hệ ngược chiều với nhau
Điều này có thể được giải thích theo cách mà sự tăng trưởng của đòn bẩy ngắn hạn sẽ giúp ổn định sự biến động của lợi nhuận cổ phiếu. Tác động của đòn bẩy ngắn hạn ở một mức độ nào đó ít quan trọng hơn khi so sánh với tác động của đòn bẩy dài hạn. Mohammad, Mir và Hojjatollah (2015) nhấn mạnh tầm quan trọng của nợ ngắn hạn trong cơ cấu vốn và ảnh hưởng của nó đến lợi nhuận cổ phiếu, tuy nhiên, kết quả từ nghiên cứu này cho thấy ít ý nghĩa hơn. Kết quả tạo ra trái ngược với mong đợi của tác giả, tuy nhiên, điều đó có thể giải thích được. Cần lưu ý những công ty có khoản nợ dài hạn đến hạn được chuyển sang nợ ngắn hạn. Vì vậy, mối quan hệ này bị ảnh hưởng và có dấu âm, tuy nhiên không đáng kể bằng đòn bẩy dài hạn.
LevBV và LevMV có mối quan hệ đồng biến với σE
Với mức ý nghĩa là 1%, tác động của đòn bẩy dài hạn đến phương sai của lợi nhuận cổ phiếu là tiêu cực, điều này có thể được giải thích theo cách mà sự tăng trưởng của đòn bẩy dài hạn làm cho lợi nhuận cổ phiếu biến động mạnh hơn. Số liệu LevBV và LevMV phù hợp với dấu hiệu kỳ vọng ở chương trước, đồng thời cũng phù hợp với nghiên cứu của Chaiporn và Jittima (2015), Mahfuzah và Raj (2012), Trần Hùng Sơn và Trần Việt Hoàng (2008), Nikolaos P.Eriotis, Zoe Frangouli, Zoe Ventoura - Neokosmides (2002), Duffee (1995), Black (1976) và Christie (1982). Đòn bẩy càng cao có nghĩa là phần nợ ngày càng tăng, điều này có thể ảnh hưởng đến rủi ro lợi nhuận cổ phiếu, tức là sự chênh lệch của lợi nhuận cổ phiếu. Trong trường hợp này, các NĐT sẽ gặp phải sự biến động về lợi nhuận khi đầu tư vào thời kỳ mà các công ty đang tăng nợ. Các kết quả ngược lại được tạo ra có thể được giải thích rằng tác động tiêu cực của STLev và LTLev có thể ảnh hưởng khi xem xét riêng lẻ. Tuy nhiên, hiệu ứng tổng hợp sẽ tích cực vì LevBV và LevMV bao gồm cả nợ dài hạn và ngắn hạn.
Hàm ý chính sách
Đối với việc phát triển lý thuyết quản trị
Kết quả nghiên cứu này có thể rất quan trọng để các giám đốc và những người đứng đầu bộ phận khác quan tâm, khảo sát về cơ cấu vốn của chính họ cũng như cách tái cấu trúc vốn để cải thiện khả năng sinh lời. Hơn nữa, kết quả này sẽ được áp dụng luôn cho các quản trị viên và DN. Giá trị thị trường của một cổ phiếu có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào số tiền mà NĐT sẵn sàng trả cho nó mặc dù điều kiện kinh tế cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Phản ứng của NĐT liên quan đến cổ phiếu có thể ảnh hưởng đến quyết định của DN trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt khi DN biết giá trị chứng khoán giảm do nhiều yếu tố rủi ro (trong trường hợp cụ thể này là đòn bẩy tài chính).
Với số lượng ngày càng gia tăng, NĐT cá nhân tại Việt Nam thường thể hiện những dấu hiệu tiêu cực, thậm chí là quay lưng lại với công ty khi giá cổ phiếu biến động mạnh trong thời gian dài. Trong trường hợp đó, xét trên mọi khía cạnh, các công ty sẽ mất một lượng vốn lớn khi phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn mới. Vốn sẽ chỉ chảy vào những DN hoạt động hiệu quả và loại bỏ dần những khoản đầu tư yếu kém. Do đó, khi quyết định Tỷ lệ đòn bẩy tài chính, DN cần thận trọng, để tránh ảnh hưởng đến lợi nhuận của NĐT, từ đó giữ giá cổ phiếu được ổn định, làm cho tâm lý NĐT ổn định, thuận lợi hơn cho quá trình gọi vốn.
Đối với nhà đầu tư
Từ kết quả đạt được ở trên, có thể đưa ra một số khuyến nghị cụ thể để giúp NĐT lựa chọn chứng khoán tốt hơn:
- Coi nợ là một lợi thế: Trong một số trường hợp thuộc ngành Bất động sản hoặc Hàng tiêu dùng thiết yếu, nợ dài hạn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Thông thường, nợ dài hạn thường liên quan đến các vụ mua bán hoặc sáp nhập lớn. Tài sản, nhà xưởng và thiết bị thường được mua dưới hình thức phải trả và được tài trợ bằng nợ dài hạn. Trường hợp tương tự khi một công ty mua lại một DN khác. Đây là những khoản đầu tư theo định hướng tăng trưởng nên có thể tạo ra thu nhập ổn định cho công ty trong tương lai. Các NĐT có thể giảm thiểu rủi ro khi đầu tư vào các công ty đó.
- Ưu tiên nợ dài hạn hơn nợ ngắn hạn: Từ kết quả thu thập được, có thể thấy đòn bẩy nợ dài hạn có tác động lớn hơn đến phương sai tỷ suất sinh lợi cổ phiếu so với đòn bẩy nợ ngắn hạn. Trên thực tế, nợ dài hạn phần lớn được các NĐT cân nhắc do nợ ngắn hạn thường thay đổi theo từng thời điểm nên không thể phản ánh chính xác tình hình thực tế của công ty. Việc tài trợ bằng nợ dài hạn thường có lợi thế về chi phí hơn so với nợ ngắn hạn. Điều này có thể được giải thích là do lãi suất của nợ dài hạn thường thấp hơn do thường có tài sản thế chấp hoặc tài sản để đảm bảo cho khoản nợ. NĐT nên tìm lãi suất cho cả khoản vay ngắn hạn và dài hạn mà công ty đang ghi nhận trong báo cáo tài chính.
- Cẩn trọng khi lựa chọn DN có nợ vay cao: Mặc dù thực tế là đòn bẩy dài hạn và ngắn hạn có tác động tiêu cực đến phương sai của lợi nhuận cổ phiếu, cần lưu ý rằng đòn bẩy tài chính được tính từ giá trị sổ sách và giá trị thị trường thể hiện mối quan hệ trái ngược nhau. Điều này có thể được hiểu là nếu cả nợ dài hạn và nợ ngắn hạn được xem xét đồng thời và nếu chúng đều ghi nhận giá trị gia tăng thì kết quả sẽ khác. Do đó, từ góc độ một NĐT không thích rủi ro, vẫn tiềm ẩn rủi ro khi lựa chọn cổ phiếu có đòn bẩy tài chính cao vì nó có thể cho thấy sự biến động của lợi nhuận trong giai đoạn tiếp theo. Về lâu dài, đặc biệt là trong những thời điểm kinh tế suy thoái, các DN có tỷ lệ đòn bẩy cao sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi dòng tiền vào kém, mất tài sản hoặc thậm chí phá sản. Chi phí lãi vay có thể làm giảm dần thu nhập, do đó, đầu tư vào các công ty này sẽ rủi ro hơn.
Tài liệu tham khảo:
- Abor, J., (2005), The effect of capital structure on profitability: An empirical analysis of listed firms in Ghana. Journal of Risk finance, 6, 438 – 445;
- Chaiporn V., & Jittima T., (2015), The effect of firm size on the leverage – performance relationship during the financial crisis of 2007-2009, Journal of Multinational Financial Management, 29, 1-29;
- Dang Thi Quynh Anh và Quach Thi Hai Yen (2014), Factor affecting financial leverage ratio of companies listed on Ho Chi Minh Stock (HOSE), Journal of Vietnam Development and Integration, 18, 28;
- Jacelly C, Maximihano G., & Carlos A. M., (2010), Ownership and capital structure in Latin America, Journal of Business Research, 63, 248-254;
- Mahfuzah S., & Raj Y., (2012), Capital structure and firm performance: Evidence from Malaysian listed companies. Proeedia - Social and Behavioral Sciences, 65, 156-166;
- Mohammad A., Mir F. S. M., and HojjatoUah D., (2015), Determinants of capital structure: An empirical study of firms in Iran, International Journal of Law and Management, 57, 53-83.