Ngày 01/10/2021, Tạp chí Hải quan sẽ tổ chức Diễn đàn chính sách trực tuyến: "Hỗ trợ doanh nghiệp trong đại dịch COVID-19: Từ chính sách đến thực tiễn”.
Nhằm thích ứng với bối cảnh của đại dịch COVID-19, thời gian qua, ngành Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam đã chủ động đổi mới phương thức thanh tra, kiểm tra với việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để thu hồi nợ đọng BHXH, đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Việt Nam đã trải qua nhiều đợt dịch và thực tế là sau mỗi đợt dịch được kiểm soát, kinh tế trở lại bình thường mới và bật dậy rất nhanh với những điểm sáng của chính sách và lần này cũng như vậy.
Bảo hiểm xã hội là chính sách nhân văn của Đảng và Nhà nước, nhằm bảo đảm mọi công dân có quyền được hưởng an sinh xã hội. Vì vậy, việc tạo đột phá trong mở rộng đối tượng người tham gia, hướng tới bảo hiểm xã hội toàn dân hết sức quan trọng.
UBND TP. Cần Thơ vừa ban hành Công văn số 3840/UBND-XDĐT ngày 10/9/202) về việc triển khai thực hiện Thông tư số 09/2021/TT-BXD (ngày 16/8/2021) của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số nội dung liên quan đến phát triển và quản lý nhà ở xã hội.
Chiều ngày 22/9, sau 8 ngày làm việc khẩn trương và hiệu quả, hoàn thành chương trình đề ra để chuẩn bị các nội dung cho Kỳ họp Quốc hội và quyết định các nội dung theo thẩm quyền, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc Phiên họp thường kỳ thứ 3.
Ngày 22/9, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban thường vụ Quốc hội tiếp tục Phiên họp thứ 3, cho ý kiến đối với Kế hoạch chi tiết và các Đề cương báo cáo giám sát chuyên đề "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành".
Văn phòng nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) mới đây đã đưa ra một số thông tin phân tích về sự phục hồi không đồng đều đang diễn ra trong khu vực ASEAN + 3. Các nền kinh tế có tiến độ tiêm chủng chậm hơn, ít hỗ trợ chính sách hơn và phụ thuộc nhiều hơn vào du lịch sẽ có thể bị tụt hậu, làm gia tăng chênh lệch trong mức sống nội vùng và làm đảo ngược tốc độ giảm nghèo.
Quá trình cải cách hệ thống thuế của Việt Nam thời gian qua được thực hiện đồng bộ, đảm bảo sự kết gắn giữa đổi mới về chính sách với yêu cầu nâng cao hiệu quả quản lý thuế (QLT). Tuy nhiên, bối cảnh mới đã và đang đặt ra yêu cầu cần tiếp tục đổi mới hoạt động quản lý thuế, hướng đến quản lý thuế điện tử toàn diện, trên cơ sở tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính thuế đơn giản, minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu hoàn phí giao dịch thanh toán qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng của Ngân hàng Chính sách xã hội đối với các giao dịch thực hiện giải ngân cho vay người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất.