Giá nhiên liệu và thực phẩm tăng cao trên toàn thế giới. Cùng với đó là các cảng biển tắc nghẽn, chuỗi cung ứng bị gián đoạn cũng gây áp lực lên giá cả hàng hoá. Tình trạng thiếu lao động tiếp tục là một vấn đề đau đầu đối với người lao động. Các yếu tố trên đang khiến quá trình của nền kinh tế thế giới bị “trật đường ray”.
Dịch COVID-19 đã ảnh hưởng lớn đến nhiều nhóm ngành, làm đứt gãy chuỗi cung ứng, đình trệ sản xuất, đời sống công nhân gặp khó khăn. Nhiều doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động; doanh thu, kim ngạch xuất khẩu giảm; đặc biệt là đối với nhóm ngành chế biến nông - thủy sản xuất khẩu.
Ngày 22/9/2021, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký Quyết định 1579/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Cảng biển Cần Thơ trong đó có khu bến Cái Cui và khu bến Hoàng Diệu (Bình Thủy) trực thuộc Công ty Cổ phần (CTCP) Cảng Cần Thơ thuộc nhóm cảng biển số 5 và là cảng biển loại một với khả năng tiếp nhận tàu tải trọng lên đến 20.000 tấn.
Chuỗi cung ứng toàn cầu đang có nguy cơ bị đứt gãy tại điểm Việt Nam do các biện pháp giãn cách để phòng chống dịch COVID-19. Nhiều doanh nghiệp FDI đã phải chuyển hợp đồng đi nước khác. Đây là tình huống rất đáng lo với Việt Nam.
Các phương tiện truyền thông Hàn Quốc đưa tin, Samsung Electronics đang tích cực củng cố chuỗi cung ứng của mình ở châu Á nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng hậu COVID-19.
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 9 tháng đầu năm của Việt Nam bất ngờ bật tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2020 với tổng lượng vốn đạt 22,15 tỷ USD. Điều này cho thấy, những thông tin doanh nghiệp FDI rời khỏi Việt Nam "là chưa chính xác".
Khó khăn của COVID-19 gây ra, với sự đứt gãy chuỗi cung ứng, tạo ra động lực lớn hơn để các doanh nghiệp hợp tác với nhau thông qua các hình thức tập trung kinh tế, mua bán và sáp nhập (M&A).
Kinh nghiệm từ các quốc gia có hoạt động chế biến chế tạo lớn chỉ ra rằng việc ổn định lực lượng lao động, đảm bảo chuỗi cung ứng thông suốt, tập trung bảo vệ theo chiều dọc các lĩnh vực trọng điểm là những yếu tố quan trọng để duy trì sản xuất ổn định, chung sống an toàn với dịch bệnh.