Là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19 song bán lẻ cũng là ngành lấy lại sức bật mạnh mẽ trong giai đoạn phục hồi và phát triển.
Nỗ lực cải cách trong những năm qua đã góp phần mang lại cho Việt Nam những thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế, tạo nền tảng vững chắc. Điều này, góp phần quan trọng giúp Việt Nam vượt qua những giai đoạn khủng hoảng, đặc biệt trong đại dịch COVID-19 vừa qua.
Đầu năm 2022, làn sóng bất động sản nghỉ dưỡng đã dịch chuyển mạnh mẽ về các vùng đất ven đô. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, phân khúc này cũng không nằm ngoài “nhịp chững” của thị trường bất động sản nói chung.
Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến gần như tất cả các quốc gia trên thế giới, tác động tiêu cực đến đời sống dân sinh và hoạt động sản xuất kinh doanh, làm đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa thế giới và làm tăng đáng kể chi phí sản xuất, qua đó tác động mạnh đến thương mại toàn cầu và tăng trưởng kinh tế thế giới. Gián đoạn chuỗi cung ứng gây nguy hiểm cho dòng chảy hàng hóa trên toàn thế giới và tác động tiêu cực đến sự phục hồi kinh tế sau đại dịch. Do đó, tăng cường khả năng thích ứng trước các tác động từ sự điều chỉnh của chuỗi cung ứng là mục tiêu hướng đến của nhiều quốc gia.
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 phức tạp kéo dài, kể từ tháng 3/2020 đến nay, nhất là khoảng thời gian giãn cách xã hội, hầu hết các ngành nghề trong nền kinh tế bị ảnh hưởng tiêu cực, đặc biệt là khu vực sản xuất và dịch vụ, logistics nhưng thị trường chứng khoán lại là một trong số ít các ngành tăng trưởng rực rỡ, thậm chí đạt đỉnh lịch sử. Sử dụng thống kê mô tả và kiểm định T-test, bài viết nghiên cứu về hiệu quả của thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung trong giai đoạn trung hạn, trước và sau khi đại dịch COVID-19 xuất hiện và so sánh hiệu quả đầu tư trên giác độ vĩ mô giữa hai giai đoạn trước và trong giãn cách xã hội.
Bộ Tài chính vừa đưa ra dự báo, trong những tháng cuối năm 2022 sẽ có nhiều yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá. Trên cơ sở tổng hợp thông tin và cập nhật dự báo xu hướng giá các mặt hàng quan trọng thiết yếu là trọng tâm của công tác quản lý, điều hành giá trong năm 2022, Bộ Tài chính đã đặt ra 2 kịch bản điều hành giá.
Trong quý III/2022, chỉ số BCI của Việt Nam giảm xuống 62,2 điểm. Tuy nhiên, chỉ số này vẫn cao hơn 10,2 điểm so với mức trước đại dịch COVID-19 là 52 (quý IV/2019) và cao hơn 1,2 điểm so với quý IV/2020, khi Việt Nam đang nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội.