Nông sản Việt Nam vào EU chỉ từ 4-5% trong tổng số 160 tỷ USD nhập khẩu của thị trường này do các quy định khắt khe của EU về nguồn gốc xuất xứ, vệ sinh an toàn thực phẩm. Việt Nam đang thiếu thương hiệu lớn, chưa có sự xuất hiện thường xuyên, định kỳ của doanh nghiệp Việt để nắm bắt thị trường, các biến động về chính sách, hàng rào kỹ thuật.
Các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đối mặt với bài toán khó về năng lượng khi mùa đông đang đến gần. Trong cuộc họp nhóm, các Bộ trưởng năng lượng trong khu vực đã nhất trí về bốn giải pháp cấp bách nhằm bảo vệ người tiêu dùng trước cơn sốt giá năng lượng, cũng như hỗ trợ các công ty năng lượng.
Ủy ban châu Âu (EC) đang đặt mục tiêu nâng cao sản lượng nguyên liệu thô cần thiết cho năng lượng xanh của khu vực. Các kế hoạch hiện vẫn đang trong giai đoạn sơ khai, sẽ giảm bớt các rào cản quy định đối với việc khai thác và sản xuất các vật liệu quan trọng như lithium, coban và graphite. Đây là những nguyên liệu rất cần thiết cho các trang trại gió, tấm pin mặt trời và xe điện.
Nửa đầu tháng 8, giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt đơn 15 tỷ USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu từ đầu năm đến nay đạt hơn 232 tỷ USD, tạo nền tảng hoàn thành mục tiêu xuất khẩu cả năm 2022. Song, tình hình lạm phát ở các thị trường chính như châu Âu, Hoa Kỳ dự báo sẽ gây khó khăn cho nhiều ngành xuất khẩu chủ lực trong những tháng cuối năm.
Giá bán buôn khí đốt tại thị trường châu Âu lại thiết lập mức cao kỷ lục mới. Theo đó, giá khí đốt hợp đồng tương lai giao tháng 9 tại trung tâm giao dịch Title Transfer Facility (TTF) ở Hà Lan tăng 14,6%, đứng ở mức 280,24 euro/MWh. Cùng thời điểm này năm ngoái, giá khí đốt tại châu Âu được giao dịch dưới 27 euro/MWh.
Nông sản vẫn được đánh giá là một trong những nhóm hàng tiềm năng để xuất khẩu sang thị trường EU, trong bối cảnh nhu cầu thế giới dần phục hồi sau đại dịch. Bên cạnh đó, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) cũng là một trong những yếu tố “đòn bẩy” cho nông sản Việt Nam vào khu vực thị trường này.
Sau hai năm ký kết Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có nhóm mặt hàng nông, thủy sản được hưởng nhiều ưu đãi, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Liên minh châu Âu (EU) tăng mạnh trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, đây cũng là những mặt hàng mà thị trường EU đòi hỏi tiêu chuẩn cao và phải đối mặt với nhiều thách thức.
Liên minh châu Âu (EU) sẽ chính thức áp dụng kế hoạch cắt giảm 15% lượng tiêu thụ khí đốt trên toàn khối kể từ ngày 9/8 nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng năng lượng đang gia tăng.