Google không thành công trong việc kháng cáo mức phạt 2,8 tỷ USD mà Liên minh châu Âu (EU) áp đặt với công ty công nghệ này vì lạm dụng vị thế thống trị của công cụ tìm kiếm.
EU vừa thông báo tần suất kiểm tra thực tế với một số mặt hàng rau quả được nhập khẩu vào thị trường này. Quy định này sẽ được áp dụng từ ngày 15/11/2021.
Ngày 3/11/2021, tại Hà Nội, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Mai Xuân Thành đã có buổi tiếp và làm việc với Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam để trao đổi về việc tạo thuận lợi thương mại giữa hai bên; thực thi Hiệp định Tạo thuận lợi Thương mại (TFA) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA).
Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) hoan nghênh thỏa thuận về nới lỏng thuế quan đối với các sản phẩm thép và nhôm mà hai bên đạt được bên lề Hội nghị cấp cao Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra ở Rome (Italia).
Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (SPS) vừa có văn bản gửi Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) về việc cảnh báo của EU đối với hai sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam do vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm trong tháng 9/2021.
ASEAN chuẩn bị nối lại các cuộc đàm phán về hiệp định thương mại tự do (FTA) với EU sau khi các cuộc đàm phán bị tạm dừng từ năm 2009. Ngày 01/10, Thứ trưởng Bộ Thương mại Thái Lan - Sansern Samalapa, người đóng vai trò là trưởng đoàn đàm phán tại cuộc họp của các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN với EU, Anh, Thụy Sĩ và Nga vừa qua, cho biết Ủy ban Thương mại Châu Âu đã nhất trí về việc chương trình thương mại và đầu tư.
Mỹ và Liên minh châu Âu đã đồng ý "tái cân bằng" chuỗi cung ứng toàn cầu khi nói đến chất bán dẫn, đây có thể là cuộc họp đầu tiên mở đầu cho chuỗi các thỏa thuận tập trung vào thương mại và công nghệ trong thời gian tới.
Với cam kết giảm thuế về 0% cho các mặt hàng thủy sản của EU dành cho Việt Nam trong Hiệp định EVFTA, thủy sản xuất khẩu nói chung và tôm xuất khẩu nói riêng của Việt Nam sẽ có lợi thế về thuế quan và do đó có thể điều chỉnh giá cạnh tranh hơn trong thời gian sắp tới.
Theo số liệu thống kê, 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu thủy sản của nước ta sang thị trường EU tăng 20%, đạt trên 486 triệu USD, trong đó, xuất khẩu các sản phẩm hải sản khai thác tăng 24%, đạt 154 triệu USD, chiếm 32%; thủy sản nuôi trồng tăng 18%, đạt 333 triệu USD, chiếm 68%. Đây là kết quả rất khả quan, nhưng theo nhận định của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), những tháng cuối năm sẽ khó duy trì được tốc độ tăng trưởng này.
Việc áp dụng thẻ vàng khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) của Ủy ban Châu Âu (EC) đã khiến cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này sụt giảm liên tục từ năm 2017 đến nay. So sánh kết quả xuất khẩu 2017-2019, sau 2 năm chịu tác động từ thẻ vàng IUU, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU giảm 12%, tương đương 183,5 triệu USD.