Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025 tại Quyết định số 2764/QĐ-TCHQ ngày 29/10/2021, Tổng cục Hải quan Việt Nam đã đặt ra 6 nội dung trọng tâm xuyên suốt.
Cụ thể hóa Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, nghề nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Nam tập trung triển khai các giải pháp phát triển bền vững.
Gần 2 thập kỷ sau dự kiến ban đầu, Ấn Độ quyết định chính thức mở thầu cho Dự án P75I (Dự án 75 Ấn Độ), hiện đại hóa và hướng tới đóng mới tàu ngầm trong nước.
Ngày 18/11/2021, trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế lần thứ ba về Công nghiệp 4.0-Industry 4.0 Summit 2021, Ban Kinh tế Trung ương và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tổ chức Hội thảo “Phát triển ngân hàng thông minh trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Hội thảo được tổ chức theo hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến.
Chủ trì Hội thảo “Phát triển các mô hình kinh doanh mới trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, TS. Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương khẳng định các mô hình kinh doanh mới là xu thế tất yếu…
Sau khi hoàn thành dự án TABMIS vào năm 2012, Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã quản trị, vận hành hệ thống thông suốt, đồng thời tiếp tục phát triển các hệ thống công nghệ thông tin liên quan. Phó Tổng giám đốc KBNN Đặng Thị Thủy cho biết, đến nay đã cơ bản hình thành kho bạc điện tử và đang xây dựng kế hoạch hình thành kho bạc số.
Thời gian qua, ngành Thuế đã nỗ lực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT); cải cách thủ tục hành chính; cung cấp các dịch vụ thuế điện tử nhằm hiện đại hoá toàn diện công tác quản lý thuế, tạo thuận lợi và giảm chi phí, thời gian thực hiện thủ tục hành chính cho doanh nghiệp (DN) và người dân. Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa như kỳ vọng; thực tiễn triển khai còn tồn tại nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi ngành Thuế cần tiếp tục có giải pháp khắc phục, đáp ứng yêu cầu của bối cảnh mới.
Quảng Nam đang hướng đến tuyên truyền cho ngư dân đầu tư hiện đại hóa nghề cá để tăng năng lực sản xuất, loại bỏ các cách thức khai thác kiểu tận diệt để tạo cú hích cho phục hồi và phát triển bền vững nguồn lợi hải sản.
Với vai trò là “người gác cửa nền kinh tế”, trải qua 76 năm xây dựng và phát triển (10/9/1945-10/9/2021), gắn liền với lịch sử đấu tranh cách mạng của đất nước, Hải quan Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh và trưởng thành về mọi mặt. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, Hải quan Việt Nam đã nỗ lực đang hướng tới phát triển cơ quan Hải quan chính quy, hiện đại, ngang tầm Hải quan các nước phát triển trên thế giới, dẫn đầu trong thực hiện Chính phủ số với mô hình Hải quan thông minh.
Quản lý hải quan hiện đại là mục tiêu quan trọng đã được ngành Hải quan nỗ lực triển khai từ nhiều năm nay. Đặc biệt là kể từ khi Nghị định số 08/2015/NĐ-CP về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, đã tạo cơ sở pháp lý để thực hiện phương thức hoạt động hải quan hiện đại được Chính phủ ban hành đã tạo hành lang pháp lý quan trọng.