Học viện Tài chính phải lấy “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, có tư duy mới, tầm nhìn mới

Học viện Tài chính phải lấy “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, có tư duy mới, tầm nhìn mới

GS.TS.NGƯT Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội tâm đắc với triết lý giáo dục của Học viện Tài chính là: "Công dân toàn cầu trong thế giới thay đổi" và đề nghị cần cụ thể hóa triết lý này, xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể và khả thi để thực hiện. Đồng thời, Học viện Tài chính phải linh hoạt, lấy “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, có tư duy mới, tầm nhìn mới, tạo ra thay đổi mới.
Kế toán đối với tổ chức, đơn vị có tổ chức kế toán riêng cho hoạt động xã hội, từ thiện

Kế toán đối với tổ chức, đơn vị có tổ chức kế toán riêng cho hoạt động xã hội, từ thiện

Ngày 05/7/2022, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 41/2022/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán áp dụng cho các hoạt động xã hội, từ thiện, trong đó quy định rõ về công tác kế toán đối với tổ chức, cơ quan, đơn vị có tổ chức kế toán riêng cho các hoạt động xã hội, từ thiện.
Công tác kế toán khi chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần

Công tác kế toán khi chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần

Chuyển các đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) thành công ty cổ phần (CTCP) là một trong những mục tiêu quan trọng được đặt ra trong quá trình cổ phần hóa, đổi mới tổ chức quản lý các ĐVSNCL. Nhằm đẩy nhanh quá trình này, ngoài việc ban hành quy định hướng dẫn việc chuyển ĐVSNCL thành CTCP nói chung thì quy định liên quan đến công tác kế toán trước, trong và sau khi chuyển đổi nói riêng cũng đã được hoàn thiện đồng bộ nhằm giúp các ĐVSNCL xử lý các vấn đề tài chính phát sinh.
Giải pháp phát triển lĩnh vực kế toán, kiểm toán ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

Giải pháp phát triển lĩnh vực kế toán, kiểm toán ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

Trong điều kiện kinh tế hội nhập quốc tế, việc cung cấp thông tin nhằm minh bạch các thị trường và nền kinh tế qua hoạt động kế toán, kiểm toán ngày càng quan trọng. Thực tiễn nghề nghiệp kế toán, kiểm toán cũng đang có những đổi mới liên tục. Trong bối cảnh đó, các chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam cũng đang trong quá trình hoàn thiện và có những điều chỉnh tương ứng. Đội ngũ những người hành nghề kế toán, kiểm toán ở Việt Nam ngày càng phát triển về lượng và tiến bộ chất lượng. Tuy nhiên, trước những bối cảnh mới, đặc biệt để thực hiện thành công các mục tiêu đề ra tại Chiến lược kế toán - kiểm toán đến năm 2030 theo Quyết định số 633/QĐ-TTg ngày 23/5/2022, cần tiếp tục triển khai đồng bộ nhiều giải pháp trong thời gian tới.
Xu hướng của ngành kế toán, kiểm toán trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0

Xu hướng của ngành kế toán, kiểm toán trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0

Cuộc Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 đang diễn ra rất mạnh mẽ và có ảnh hưởng trực tiếp đến hầu hết các lĩnh vực, các ngành nghề trong đó có ngành Kế toán, kiểm toán. Lao động kế toán, kiểm toán đứng trước áp lực cạnh tranh rất lớn cùng với yêu cầu phải nâng cao trình độ, tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ. Mới đây, Chính phủ đã ban hành “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” cũng là chính thức khởi động quá trình chuyển đổi số để hướng đến nền quản trị thông minh, nền kinh tế số, xã hội số. Bài viết này đề cập tới xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán cũng như cơ hội, thách thức đặt ra trong thời đại CMCN 4.0.
Thúc đẩy phát triển kế toán điều tra tại Việt Nam

Thúc đẩy phát triển kế toán điều tra tại Việt Nam

Kế toán điều tra là một lĩnh vực cụ thể trong kế toán thực tế, cung cấp các báo cáo xuất phát từ các yêu cầu pháp lý hoặc từ một tranh chấp về vấn đề tài chính có liên quan. Tình trạng gia tăng gian lận trong báo cáo tài chính trong thời gian gần đây đã đặt ra yêu cầu về việc tăng cường cải cách nội dung kế toán, kiểm toán trên phạm vi toàn cầu, từ đó làm xuất hiện dịch vụ kế toán điều tra. Tuy nhiên, tại Việt Nam, kế toán điều tra vẫn ít được nhắc tới. Bài viết trao đổi về các vấn đề liên quan đến kế toán điều tra như các quan điểm, vai trò, nhiệm vụ, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm thúc đẩy kế toán điều tra phát triển ở Việt Nam.
Trao Bằng tốt nghiệp cho 26 tân Thạc sỹ MSc, 46 tân Cử nhân DDP

Trao Bằng tốt nghiệp cho 26 tân Thạc sỹ MSc, 46 tân Cử nhân DDP

Sáng ngày 24/9/2022, tại Hà Nội, Viện Đào tạo Quốc tế (Học viện Tài chính) đã long trọng tổ chức Lễ Bế giảng và trao Bằng tốt nghiệp cho 26 Tân Thạc sỹ Chương trình Thạc sỹ Tài chính và Đầu tư (MSc), 46 tân Cử nhân Chương trình Liên kết đào tạo giữa Học viện Tài chính và trường Đại học Greenwich - Vương quốc Anh (DDP).
Áp dụng kế toán dồn tích trong doanh nghiệp

Áp dụng kế toán dồn tích trong doanh nghiệp

Cơ sở kế toán dồn tích là một trong các nguyên tắc kế toán cơ bản nhất chi phối các phương pháp kế toán cụ thể trong kế toán doanh nghiệp. Kế toán dồn tích là phương pháp kế toán nhằm đánh giá hiệu suất hoạt động và vị thế của một doanh nghiệp bằng cách ghi nhận các sự kiện kinh tế bất kể khi nào có giao dịch bằng tiền diễn ra. Phương pháp này cung cấp một bức tranh chính xác hơn về tình hình tài chính hiện tại cũng như cung cấp được báo cáo chi tiết, thực tế về tình hình thu-chi của doanh nghiệp trong từng giai đoạn cụ thể. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp lựa chọn kế toán dồn tích bởi phương thức này hoàn toàn phù hợp với các chuẩn mực kế toán hiện hành.