Ngày 12/6/2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 2293/QĐ-BNN-KHCN về việc phê duyệt Danh mục nhiệm vụ môi trường bắt đầu thực hiện từ năm 2024.
Việt Nam đặt mục tiêu thí điểm sàn giao dịch carbon vào năm 2025 và vận hành chính thức vào năm 2028. Việc hình thành thị trường carbon giúp nước ta nắm bắt được những cơ hội trong giảm phát thải carbon một cách hiệu quả, tăng khả năng tương thích với các cơ chế định giá carbon quốc tế.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa phối hợp với Tổ chức Tài chính quốc tế IFC tổ chức chương trình đào tạo về “Kiểm kê và báo cáo Khí nhà kính” cho các doanh nghiệp niêm yết.
Theo các chuyên gia, phát thải khí nhà kính do con người tạo ra gây nguy hiểm cho sức khỏe con người và môi trường... Chính vì vậy, để hóa giải thách thức phát thải khí nhà kính cần triển khai đồng bộ các giải pháp trong thời gian tới.
Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh được trích tối đa 10% tổng số tiền được điều phối, lãi tiền gửi để chi cho các nội dung quy định; Chủ rừng là tổ chức được trích 10% số tiền nhận được từ Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh để chi cho công tác quản lý rừng... là những chia sẻ lợi ích từ Thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ.
Năm 2022 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nhiều nước, trong đó có Việt Nam khi ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu bước sang giai đoạn mới với việc các bên bắt đầu thực hiện Thỏa thuận Paris. Với những tiềm năng và cơ hội sẵn có, Việt Nam đang từng bước mở rộng con đường tham gia thị trường trao đổi tín chỉ các-bon.
Sản xuất lúa gạo đóng góp gần một nửa tổng lượng khí thải mê-tan của Việt Nam và là mục tiêu hành động để giảm khí nhà kính. Để đạt được mục tiêu giảm phát thải khí mêtan từ sản xuất lúa xuống 30%, đòi hỏi phải chuyển đổi hàng triệu phương thức canh tác nông hộ nhỏ sang canh tác ít phát thải.
Ngày 10/01/2022, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 06/2022/NĐ-CP quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon. Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, bao gồm Điều 91 về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, Điều 92 về bảo vệ tầng ozon, Điều 139 về tổ chức và phát triển thị trường carbon.
Tại COP26, 10 quốc gia đã đồng ý với sáng kiến của Hà Lan về việc tất cả xe tải và xe buýt mới không được phép phát thải từ năm 2040. Động thái này góp phần đạt được mục tiêu không phát thải toàn cầu đối với xe tải và xe buýt vào năm 2050.