Lạm phát không đến từ cung tiền, nhưng nếu kiểm soát được lạm phát thì mới có khả năng giảm được lãi suất. Còn trong trường hợp không kiểm soát được lạm phát thì không thể giảm lãi suất.
Trong tháng 1- tháng cận Tết Nguyên đán, thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam đã ghi nhận nhiều thông tin đáng chú ý. Trong đó, có không ít tín hiệu tích cực từ kinh tế vĩ mô, chính sách, quy hoạch và đầu tư.
Trong bối cảnh đại địch COVID-19, đầu tư công được xác định là nguồn vốn “mồi” để thúc đẩy, kích thích nhiều nguồn vốn khác, tạo động lực cho tăng trưởng nền kinh tế. Bám sát kế hoạch được giao, năm 2021, các bộ, ngành, địa phương đã nhanh chóng vào cuộc, phân bổ vốn cho các dự án. Năm 2021, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước đạt 423,6 nghìn tỷ đồng, bằng 84,3% kế hoạch năm. Kết quả này góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô. Việt Nam hiện là một trong số rất ít quốc gia duy trì được mức tăng trưởng dương và xếp trong nhóm những nước tăng trưởng cao trên thế giới.
Hiện nay, có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa các chính sách kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán, tuy nhiên, trong mỗi điều kiện và thời điểm khác nhau thì các yếu tố và sự tác động sẽ khác nhau. Bài viết này ứng dụng mô hình chuỗi thời gian để xem xét mối quan hệ của các biến số kinh tế vĩ mô đối với chỉ số VN-Index trên Sàn Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE), nhằm giúp các nhà đầu tư có thêm góc nhìn tổng quan về mối quan hệ giữa các yếu tố kinh tế vĩ mô và giá chứng khoán. Đồng thời, kết quả phân tích cũng mở ra các hướng nghiên cứu tiếp theo.
Với cán cân thương mại thặng dư, dự trữ ngoại hối đang ở mức cao nhất lịch sử, trong khi nền kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định, giới chuyên môn dự báo, đồng VND vẫn sẽ có diễn biến ổn định và biến động trong biên độ +/- 2% trong năm 2022.
Ông Jonathan Pincus, Cố vấn kinh tế cao cấp của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) cho rằng, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có thể đạt 6,3% trong năm 2022 và 6,8% vào năm 2023 là hoàn toàn khả thi, tuy nhiên, mức tăng trưởng rõ ràng là phụ thuộc vào diễn biến của đại dịch.
Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam quản lý Quỹ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm y tế (BHYT) an toàn, bền vững và hiệu quả, vừa bảo đảm quyền lợi cho người lao động, vừa đóng góp vào ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đặt lợi ích của quốc gia dân tộc lên trên lợi ích của Ngành.
Ngày 10/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành ngày làm việc đầu tiên dành cho công tác chất vấn và trả lời chất vấn đối với 4 nhóm vấn đề: y tế; lao động, việc làm và các vấn đề xã hội; kinh tế vĩ mô, đầu tư công, phục hồi và phát triển kinh tế trong và hậu đại dịch; giáo dục và đào tạo.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) rót vào Việt Nam tăng mạnh. Thống kê trong 10 tháng đầu năm 2021, vốn FDI đăng ký cấp mới tăng 11,6%, đăng ký tăng thêm 24,2% so với cùng kỳ năm 2020. Số liệu này cho thấy, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đặt niềm tin và kỳ vọng về sự ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng của Việt Nam trong tương lai.
Nghiên cứu này đo lường ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô bao gồm lạm phát, cung tiền, tỷ giá hối đoái, lãi suất trái phiếu, chỉ số sản xuất công nghiệp, giá dầu thế giới và giá vàng thế giới đến thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua chỉ số giá chứng khoán (VN-Index) trong giai đoạn từ 01/2009 đến tháng 12/2019. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong dài hạn, tỷ giá hối đoái và lãi suất tác động mạnh và ngược chiều đến chỉ số VN-Index. Trong ngắn hạn, cung tiền và giá dầu tác động cùng chiều, trong khi lạm phát lại tác động ngược chiều đến chỉ số VN-Index. Từ đó, nghiên cứu đưa ra một số hàm ý đối với các nhà hoạch định chính sách và nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam.