Ngày 19/9, Ngân hàng Trung ương Đức (Bundesbank) dẫn báo cáo cho biết, lạm phát tại nước này có thể vượt mức 10% trong năm nay, cùng với đó nền kinh tế Đức đang có nguy cơ rơi vào suy thoái.
Với những dự báo tích cực về lợi nhuận doanh nghiệp, kỳ vọng thị trường sẽ sôi động trở lại nhờ đón “sóng” kết quả kinh doanh quý III trong bối cảnh thanh khoản giảm sút do tâm lý thận trọng của các nhà đầu tư. Vậy nhà đầu tư nên chú ý tới những nhóm ngành nào để lựa chọn cơ hội giải ngân?
Quá trình phục hồi kinh tế tiếp tục diễn ra mặc dù các yếu tố bất định trong nền kinh tế gia tăng liên quan đến lạm phát toàn cầu tăng cao và tăng trưởng kinh tế yếu đi ở các quốc gia đối tác thương mại chính của Việt Nam.
Tại Hội nghị về giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế trong tình hình hiện nay diễn ra chiều 12/9 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước đã đưa ra nhiều nhận định lạc quan cũng như những khuyến nghị cho nền kinh tế Việt Nam thời gian tới.
Đồng Yên Nhật (JPY) đang trên đà lao dốc mạnh nhất trong nhiều năm qua, không chỉ so với đô la Mỹ (USD) mà còn so với nhiều đồng tiền khác. Đâu là nguyên nhân và liệu khi nào giới chính sách Nhật Bản mới tìm cách ngăn chặn đà sụt giảm này?
Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristanlina Georgieva khuyến nghị các ngân hàng trung ương cần “cứng rắn” hơn đối với tình trạng lạm phát hiện nay.
Ngày 15/9, Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo nguy cơ suy thoái toàn cầu đang gia tăng trong bối cảnh các ngân hàng trung ương tập trung nỗ lực nhằm kiềm chế lạm phát leo thang.
Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê chia sẻ với Lao Động về những khó khăn, thách thức kiểm soát lạm phát trong những tháng cuối năm 2022 và năm 2023.