Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc là rủi ro lớn đối với kinh tế toàn cầu, với những "hiệu ứng lan tỏa thực sự" đang ảnh hưởng đến các nền kinh tế mới nổi.
Nhà đầu tư chứng khoán càng thêm lo ngại căng thẳng kéo dài nhiều tháng qua giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ làm triển vọng kinh tế toàn cầu trở nên bi quan hơn.
Theo phân tích của Nomura (Nhật Bản), cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung sẽ là cú hích với nền kinh tế quy mô nhỏ, song sự bất ổn của nó có thể làm lu mờ những lợi ích mà các nước thứ ba đang được hưởng.
Đất hiếm là một hợp chất chứa 17 thành phần hóa chất được dùng trong các sản phẩm điện tử công nghệ cao và thiết bị quân sự. 80% đất hiếm Mỹ nhập khẩu trong giai đoạn 2014-2017 đến từ Trung Quốc.
Hãng tin Bloomberg ngày 28-5 dẫn số liệu từ Cục Thống kê Mỹ cho thấy, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ trong quý I-2019 tăng 40,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó hàng Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ giảm 13,9% vì căng thẳng thương mại leo thang. Đây là tốc độ tăng nhanh nhất trong nhóm 12 nước xuất khẩu lớn nhất vào Mỹ năm 2018.
Việc Chính phủ Mỹ liên tiếp nhắm vào tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei thời gian gần đây có nguy cơ làm cho bất đồng giữa Mỹ và Trung Quốc về thương mại và công nghệ trở nên nghiêm trọng hơn.
Hầu hết các phân tích gia đồng ý rằng Bắc Kinh sẽ thiệt hại nhiều hơn Washington nếu chiến tranh thương mại kéo dài. Tuy nhiên, nước Mỹ và chính quyền Tổng thống Trump cũng sẽ không tránh được cảnh "gậy ông đập lưng ông".
Các chuyên gia kinh tế được hãng tin Bloomberg khảo sát tin rằng chiến tranh thương mại Mỹ-Trung sẽ còn xấu đi trước khi tốt lên, với một thỏa thuận có thể được ký kết vào cuối năm nay.
Các quan chức của Mỹ và Trung Quốc đều cho rằng hai bên sắp đạt được một thỏa thuận lịch sử chấm dứt cuộc chiến thương mại hiện tại, nhưng vẫn còn đó một câu hỏi quan trọng.