Bài viết điểm lại các chương trình, chính sách, giải pháp về tín dụng, góp phần hỗ trợ phát triển đồng bộ, bền vững các ngành kinh tế biển của các tổ chức tín dụng (TCTD).
Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) cuối cùng đã thừa nhận rủi ro lạm phát gia tăng và thậm chí đã mở ra khả năng cho việc tăng lãi suất trong năm nay, đánh dấu một sự thay đổi chính sách đáng chú ý đối với một trong những ngân hàng trung ương ôn hòa nhất thế giới.
Bài viết phân tích một số thực trạng, nguyên nhân chủ yếu về rủi ro tín dụng, công tác quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại (NHTM), đồng thời đề xuất một số giải pháp hạn chế, giảm thiểu, quản lý rủi ro tín dụng của các NHTM trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Xác định phương châm “Nông thôn là thị trường, nông nghiệp là đối tượng cho vay, nông dân là khách hàng chính”, Agribank đang từng ngày nỗ lực đổi mới theo hướng hiện đại, đơn giản hóa quy trình, thủ tục, hình thành ngân hàng số để gia tăng tiện ích cho khách hàng, nhất là khách hàng ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, hải đảo.
Thái Lan đang chuẩn bị cho việc ban hành các quy định liên quan đến việc thành lập các ngân hàng ảo (mô hình ngân hàng hoạt động hoàn toàn trên môi trường internet, không có hiện diện vật lý), bước đi nhằm tham gia cùng các nước đồng cấp như Singapore và Malaysia trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tài chính để thúc đẩy cạnh tranh và tiếp cận rộng rãi hơn với các dịch vụ ngân hàng.
Cách mạng công nghiệp 4.0 đã, đang tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội. Đối với ngành Ngân hàng, các công nghệ và đổi mới sáng tạo mang lại nhiều thay đổi trong mô hình kinh doanh, quy trình nghiệp vụ, cấu trúc sản phẩm, dịch vụ; trước hết là cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính - ngân hàng phù hợp nhu cầu người dân, doanh nghiệp, đồng thời góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện, phát triển bền vững. Bài viết này khái quát sự phát triển công nghệ trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam, chỉ ra những cơ hội và thách thức đối với quá trình phát triển công nghệ của hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Từ cuối quý IV/2021, xuất hiện các dự án tuyển dụng số lượng lớn cho các vị trí như Công nghệ thông tin (IT) từ các công ty bảo hiểm và ngân hàng để phục vụ cho việc mở rộng và phát triển kinh doanh năm 2022. Đây cũng là những tín hiệu dự báo trong năm 2022 cho thấy, nhu cầu tuyển dụng quy mô lớn trong mảng Tài chính - Ngân hàng sẽ tiếp tục tăng cao.
Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu được tổng hợp từ các báo cáo thường niên, báo cáo tài chính của 16 ngân hàng thương mại niêm yết trên các Sở Giao dịch chứng khoán tại Việt Nam giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020. Kết quả cho thấy: Quy mô tín dụng kỳ trước, tốc độ tăng trưởng huy động vốn hằng năm, quy mô ngân hàng, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam, tỷ lệ thanh khoản có ảnh hưởng tiêu cực. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số gợi ý, khuyến nghị nhằm duy trì tăng trưởng tín dụng một cách ổn định, an toàn và bền vững.
Về bản chất, lãi suất là “giá cả”, phản ánh cung cầu vốn trên thị trường tiền tệ, thị trường tài chính trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, lãi suất là một trong công cụ điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương (NHTW), của mọi quốc gia trên thế giới. Chính vì lẽ đó, lãi suất chịu tác động ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố và gắn với thực hiện nhiệm vụ của NHTW trong từng thời kỳ cũng như từng năm theo kế hoạch phát triển kinh tế đất nước.
Những người theo dõi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang nhanh chóng thay đổi dự báo về số lần tăng lãi suất trong năm nay sau khi Fed tăng gấp đôi kế hoạch thắt chặt chính sách và kiềm chế lạm phát.