Làm thế nào để chấm dứt tình trạng bế tắc về trần nợ công của Mỹ?


Bế tắc về việc tăng giới hạn vay 31,4 nghìn tỷ USD của Chính phủ Mỹ đang làm tăng thêm lo lắng về kinh tế toàn cầu, vì một báo cáo quốc hội phi đảng phái mới đã chỉ ra có “rủi ro đáng kể” về một vụ vỡ nợ lịch sử trong vòng hai tuần đầu tiên của tháng 6.

Bế tắc về việc tăng giới hạn vay 31,4 nghìn tỷ USD của Chính phủ Mỹ đang làm tăng thêm lo lắng về kinh tế toàn cầu. Ảnh minh họa.
Bế tắc về việc tăng giới hạn vay 31,4 nghìn tỷ USD của Chính phủ Mỹ đang làm tăng thêm lo lắng về kinh tế toàn cầu. Ảnh minh họa.

Báo cáo của Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ cuối tuần trước đã xác nhận những cảnh báo trước đó của Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen rằng việc vỡ nợ có thể xảy ra sớm nhất là vào ngày 1/6.

Văn phòng Ngân sách Quốc hội cảnh báo, “có một rủi ro đáng kể vào một thời điểm nào đó trong hai tuần đầu tiên của tháng 6, Chính phủ sẽ không thể thanh toán tất cả các nghĩa vụ của mình nữa”.

Cơ quan này cũng lưu ý, các khoản thanh toán nợ của chính phủ liên bang “sẽ không chắc chắn trong suốt tháng 5, thậm chí khi Kho bạc cạn tiền vào đầu tháng 6”.

Tổng thống Joe Biden và Đảng Dân chủ tại Quốc hội đã kêu gọi hành động nhanh chóng để tăng giới hạn trần các khoản vay chính phủ ở ngưỡng 31,4 nghìn tỷ USD kể từ đầu năm.

Đảng Cộng hòa, những người kiểm soát chặt chẽ Hạ viện, muốn có giới hạn mới đối với chi tiêu trong tương lai trước khi họ bật đèn xanh cho phép thanh toán nhiều hơn để trang trải cho các khoản vay cho chi tiêu đã ban hành trước đó.

Kể từ năm 1917, “trần nợ công” luôn là một đặc điểm của các vấn đề tài chính của Mỹ.

Có hai câu hỏi được đặt ra, một là liệu trần nợ có được nâng lên để đáp ứng các khoản vay vốn phản ánh các quyết định chi tiêu và hai là, làm thế nào để thay đổi quỹ đạo tài chính không bền vững của quốc gia (liệu có đồng ý về một khuôn khổ cho chính sách lành mạnh).

Đảng Cộng hòa đã thông qua dự luật cho phép nâng trần nợ, nhưng với những điều kiện khó khăn không được chính quyền Biden chấp nhận. Tổng thống Biden và Bộ trưởng Tài chinh Yellen đã kêu gọi gia hạn ngay mà không cần đàm phán.

Mặc dù chính quyền Biden đã đúng khi cho rằng một vụ nổ dẫn đến vỡ nợ sẽ là một thảm họa, nhưng lập trường “không đàm phán” khiến việc đạt được bất kỳ thương lượng chính trị nào trở nên rất khó khăn. Và trong khi các đảng viên Cộng hòa tại Hạ viện thông qua dự luật trần nợ liên quan đến một số thay đổi chi tiêu hợp lý (chẳng hạn như trả lại các khoản chưa chi tiêu cho dịch COVID), việc họ đưa ra một loạt chính sách nằm ngoài các khoản chi tiêu này đã khiến việc đàm phán trở nên khó khăn.

Tuy nhiên, đặt vấn đề nợ dài hạn lên hàng đầu bằng cách đe dọa vỡ nợ chưa chắc đã là cách đúng đắn. Thậm chí, viễn cảnh này còn đe dọa đến chi phí tín dụng không chỉ đối với chính phủ liên bang mà còn đối với các tiểu bang, doanh nghiệp và hộ gia đình của Mỹ.

Bởi vì một lập luận như vậy mang lại những hậu quả xấu, có thể là một thử nghiệm tồi, đồng thời thể hiện một vị thế đàm phán yếu. Điều đó nói rằng, không thể cứ tiếp tục tăng trần nợ mà không xem xét những thách thức cơ bản. Quốc gia đang trên con đường tài chính không bền vững, có thể sẽ làm trầm trọng thêm nỗi đau trong tương lai.

Cách tốt hơn có thể là, hiểu rõ hậu quả của thâm hụt liên bang và nợ quá mức, từ đó hình thành sự đồng thuận cho hành động về chi tiêu và thuế. Một khuôn khổ tài chính được đồng thuận có thể giúp cho Quốc hội và Tổng thống đưa ra các mục tiêu về chi tiêu, thâm hụt và nợ. Đổi lại, điều này có thể thúc đẩy trách nhiệm giải trình.

Thụy Điển là 1 trường hợp tốt để tham khảo. Để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính của chính mình vào những năm 1990, Thụy Điển đã khởi xướng một quy trình ngân sách trung hạn ngoài ngân sách hằng năm, với các mục tiêu về nợ và trần chi tiêu.

Hội đồng chính sách tài khóa Thụy Điển đưa ra đánh giá độc lập về tính bền vững tài khóa, công khai cho công chúng và yêu cầu chính phủ phải đáp ứng.

Ngược dòng lịch sử,vào những năm 1970, Thượng nghị sĩ Biden khi đó đã đưa ra một dự luật giới hạn thẩm quyền ngân sách cho tất cả các chương trình liên bang trong khoảng từ 4-6năm.

Ông cũng ủng hộ việc cắt giảm trợ cấp an sinh xã hội theo cải cách năm 1983. Vấn đề không phải là nên tập trung vào an sinh xã hội hay bất kỳ khuôn khổ nào là hoàn hảo, mà là mục tiêu hướng tới tương lai cho chi tiêu và nợ có trách nhiệm giải trình mới là điều quan trọng.

Có lựa chọn thay thế không? Nếu không nghiêm túc với vấn đề vỡ nợ sẽ khiến giá cổ phiếu và niềm tin vào một nền kinh tế vốn đã suy yếu giảm sút ngay lập tức.

Và việc đơn giản chấp nhận tăng trần nợ mà không có khuôn khổ cho sự bền vững tài khóa là một đơn thuốc cho nỗi đau trong tương lai không đáng có. Như nhà kinh tế học quá cố Herb Stein từng nói, “nếu thứ gì đó không thể tiếp tục mãi mãi, nó sẽ dừng lại.”

Theo Vân Anh/thitruongtaichinhtiente.vn