Để giữ được lợi thế, hạn chế rủi ro từ các cuộc điều tra phòng vệ thương mại (PVTM) từ Hoa Kỳ, doanh nghiệp cần chuẩn bị “áo giáp” ứng phó tốt với các vụ kiện...
Cục Giám sát quản lý hải quan – Tổng cục Hải quan vừa có Công văn gửi các Cục Hải quan tỉnh, thành phố về Danh sách cảnh báo về lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp.
Phòng vệ thương mại là các biện pháp hỗ trợ các ngành sản xuất, các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập, được phép sử dụng có thời hạn nhằm thiết lập môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa hàng hoá nhập khẩu và hàng hoá sản xuất trong nước. Bài viết phân tích thực trạng phòng vệ thương mại do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, đồng thời chỉ ra hạn chế của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trong việc ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại của các đối tác thương mại, để từ đó kiến nghị một số giải pháp cho vấn đề này.
Năm 2022, dù phải trải qua nhiều khó khăn nhưng xuất khẩu gỗ và lâm sản vẫn xuất sắc cán đích 16,9 tỷ USD. Tiếp đà tăng trưởng, năm 2023 ngành đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 17,5 tỷ USD. Để hoàn thành mục tiêu, Tổng cục Lâm nghiệp cho biết, bên cạnh những giải pháp cụ thể, Tổng cục sẽ tập trung phối hợp trong việc ngăn chặn tình trạng gian lận thương mại, kiểm soát chặt gỗ nhập khẩu. Bởi, ngành gỗ dễ là đối tượng bị điều tra phòng vệ thương mại.
Để thúc đẩy tăng trưởng và xuất khẩu bền vững, tránh bị áp thuế phòng vệ thương mại, các doanh nghiệp phải có những thích ứng phù hợp với bối cảnh mới.
Biện pháp chống lẩn tránh phòng vệ thương mại (PVTM) đối với một số sản phẩm đường mía được áp dụng từ ngày 8/8/2022 đến hết ngày 15/6/2026 theo quy định tại mục Thông báo ban hành kèm theo Quyết định số 1514/QĐ-BCT của Bộ Công Thương.
Hiện nay, Bộ Công Thương đã và đang theo dõi biến động xuất khẩu của 36 mặt hàng và định kỳ đưa ra danh sách cảnh báo gồm 11 mặt hàng để thông tin cho các cơ quan chức năng, các hiệp hội, doanh nghiệp và các bên liên quan khác.
Định hướng hội nhập quốc tế mạnh mẽ về kinh tế đã giúp hoạt động xuất khẩu trở thành điểm sáng của nền kinh tế thời gian vừa qua. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu càng cao, doanh nghiệp và các cơ quan chức năng càng phải chú trọng đến các biện pháp phòng vệ thương mại.
Tổng cục Hải quan vừa có Công văn số 996/TCHQ-GSQL gửi Cục Hải quan các tỉnh, thành phố để tháo gỡ vướng mắc về hình thức chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa cần phải nộp đối với các hàng hóa thuộc diện áp dụng các biện pháp chống bán phá giá.
Ngày 23/3/2022, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 07/2022/TT-BCT về việc hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Thông tư này đã hướng dẫn cụ thể biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp và biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp.