Được cho là tín hiệu đáng mừng khi Ngân hàng Nhà nước thông báo chính thức nới room tín dụng, thế nhưng, chuyên gia cho rằng, ngành bất động sản vẫn sẽ gặp khó về dòng vốn…
Suốt thời gian qua, “cơn khát” vốn đã khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bị đình trệ. Việc điều chỉnh room tín dụng của Ngân hàng Nhà nước được ví như một “liều thuốc” kịp thời để phục hồi nền kinh tế.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có thông báo gửi các tổ chức tín dụng (TCTD) về việc điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng (room tín dụng) năm 2022 đối với các tổ chức tín dụng có đề nghị.
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8 diễn ra chiều tối 6/9, ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cho biết, cơ quan này sẽ công bố kết quả phân bổ “room” tín dụng cho các ngân hàng thương mại trong 1-2 ngày tới.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, hiện nay, dư địa tăng trưởng tín dụng vẫn còn khá lớn, trong 4 tháng cuối năm còn khoảng 4,4%, tương đương 500.000 tỷ đồng. Phải chăng đã đến thời điểm NHNN điều chỉnh room tín dụng?
11 năm liền Ngân hàng Nhà nước sử dụng công cụ hạn mức tín dụng như “chiếc vòng kim cô” đối với các ngân hàng. Không phủ nhận hiệu quả của công cụ này trong thời gian trước. Nhưng đến nay, đã đến lúc Ngân hàng Nhà nước cần thay đổi quan điểm khi các ngân hàng thương mại đã phải đáp ứng theo chuẩn BASEL II và tỉ lệ an toàn vốn CAR.
“Dự báo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ nới room tín dụng vào cuối quý III, IV, nhưng vẫn trong biên độ điều hành 14%. Việc nới room tín dụng chỉ nên ưu tiên cho các ngân hàng tập trung cho vay 5 lĩnh vực theo định hướng của Chính phủ”, TS. Nguyễn Tuấn Anh, nguyên Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế NHNN, hiện là Phó Trưởng ban Công tác Đại biểu Quốc hội thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chánh Văn phòng Đảng đoàn Quốc hội, cho biết.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng nhanh trong giai đoạn từ tháng 3-5, nhưng từ đầu tháng 6 đến nay đã có xu hướng chậm lại, với nguyên nhân chủ yếu là các ngân hàng đã gần "cạn" hạn mức tăng trưởng tín dụng.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nên xem xét sớm nới room tín dụng, vì nếu chờ đến quý IV/2022 mới xem xét, thì sẽ chậm trễ so với nhu cầu hiện tại của nền kinh tế.
Tín dụng 6 tháng đầu năm 2022 cao nhất trong 10 năm qua. “Thời gian qua, một số ngân hàng phản ánh hết “room” tín dụng là do các ngân hàng tăng tín dụng quá nhanh trong 6 tháng đầu năm. Việc từ chối cho vay đối với khách hàng không hẳn là do hết room mà còn có thể do phải đảm bảo các tỉ lệ an toàn, hoặc một số ngân hàng xếp hạng thấp không được tăng trưởng tín dụng cao...”, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết.