Việc một số công ty chứng khoán dự kiến tăng vốn điều lệ lên mức cao hơn cả vốn điều lệ của một số ngân hàng có thể gây ngạc nhiên với một số nhà đầu tư (NĐT), nhưng trong thực tế là không bất ngờ.
Ngân hàng thương mại là một loại hình trung gian tài chính với các chức năng chính là nhận tiền gửi, huy động vốn, cho vay và đầu tư, cung ứng các dịch vụ ngân hàng khác. Do tính chất hoạt động mà dẫn đến một đặc thù của ngân hàng thương mại, đó là thường xuyên phải nắm giữ một danh mục tài sản có và tài sản nợ có kỳ hạn. Trong quá trình vận động, giữa hai danh mục tài sản này có những thời điểm mà quy mô bị mất cân đối và mất tương xứng. Đây là nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại.
Dòng tiền sẽ tiếp tục phân hóa mạnh khi luân chuyển qua các nhóm ngành. Giới phân tích khuyến nghị, đối với nhà đầu tư muốn đầu tư dài hạn tập trung tích lũy tài sản thì có thể hướng đến cổ phiếu các nhóm ngành đã giảm giá mạnh trong thời gian qua và được hưởng lợi trực tiếp khi nền kinh tế được mở cửa trở lại.
Thanh khoản trong tuần qua tiếp tục được duy trì ở mức cao cho thấy lực cầu mua vào vẫn tương đối tốt và dòng tiền đang nằm trong thị trường để tìm kiếm cơ hội.
Theo các chuyên gia, việc nhiều lô đất tại Hà Nội đấu giá trúng thầu với giá cao gấp 2-3 lần giá khởi điểm không chỉ gây rủi ro cho thanh khoản mà đây còn là dấu hiệu của việc thiết lập mặt bằng giá mới.
Các hợp đồng tương lai vẫn giữ được sắc xanh khi thị trường chứng khoán phái sinh đóng cửa phiên cuối tuần. Tuy nhiên, thanh khoản thị trường phái sinh giảm sâu, khi mất mốc 100 nghìn hợp đồng/phiên.
Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam vừa lập kỷ lục mới về thanh khoản khi đạt gần 52 nghìn tỷ đồng (hơn 2,2 tỷ USD). Dòng tiền này chủ yếu được dẫn dắt bởi động thái của các nhà đầu tư trong nước, trong đó có các nhà đầu tư mới (NĐT F0). Có vẻ như sự thăng hoa của các NĐT F0 trong thời kỳ dịch vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, vậy đâu là điểm mà NĐT F0 cần lưu ý trong thời gian tới?