Chuyên gia cho rằng, thị trường vừa qua đã đi vào vùng quá bán, bán trong hoảng loạn, mất kiểm soát, cho nên thị trường sẽ sớm tìm lại điểm cân bằng trong thời gian sắp tới.
Với sự đồng lòng của các cơ quan quản lý nhà nước, của các định chế trên thị trường và của các nhà đầu tư, chúng ta sẽ sớm thiết lập thị trường chứng khoán (TTCK), thị trường vốn phát triển minh bạch, ổn định phục vụ thiết thực cho quá trình phát triển kinh tế đất nước.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, Bộ Tài chính đã, đang và sẽ triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để vừa chấn chỉnh, thanh lọc, vừa tạo mọi điều kiện để thị trường chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp phát triển ổn định, an toàn, minh bạch, bền vững. Phương châm là “tiền phòng, hậu kiểm” để thị trường phát triển theo quy luật cung – cầu dưới sự giám sát, quản lý bằng pháp luật của Nhà nước.
“Việt Nam có thể cân nhắc các biện pháp làm tăng nguồn cung chứng khoán cho nhà đầu tư nước ngoài. Thị trường sâu hơn, đa dạng hơn, sẽ làm giảm cơ hội thao túng và trục lợi”.
Trong thời gian qua, một số trường hợp vi phạm liên quan đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đã được các cơ quan quản lý ra quyết định xử lý. Sự kiện này hiện là mối quan tâm của các nhà đầu tư và thành viên trên thị trường vốn Việt Nam. Từ góc nhìn của một đơn vị xếp hạng tín nhiệm, FiinRatings (FiinGroup) cho rằng, những thay đổi trên thị trường TPDN để hướng tới phát triển bền vững, quy mô huy động vốn qua TPDN có thể giảm nhưng sẽ có sự thay đổi mạnh mẽ về chất trong thời gian tới.
Nhìn lại những vụ việc trên thị trường chứng khoán cũng như thị trường trái phiếu doanh nghiệp thời gian qua, các chuyên gia cho rằng, thị trường cần nhất là sự trong sạch, minh bạch. Bên cạnh đó, các biện pháp chấn chỉnh thị trường cần phải đi đôi với việc hoàn thiện chính sách, khôi phục niềm tin vào một thị trường bền vững.
Nhiều quốc gia trên thế giới đã thành lập các quỹ bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư (NĐT) chứng khoán nhằm giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư khi xuất hiện trường hợp các công ty chứng khoán mất khả năng hoàn trả tài sản đã nhận quản lý hoặc giải thể, phá sản… Từ kinh nghiệm thành lập, quản lý, vận hành Quỹ bảo vệ NĐT chứng khoán tại một số nước, Việt Nam có thể xem xét, nghiên cứu mô hình quỹ bảo vệ này trên thị trường chứng khoán.
Việc bắt giữ và xử phạt nghiêm những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm và tung tin đồn thất thiệt trên thị trường chứng khoán (TTCK) khiến giới đầu tư kỳ vọng thị trường sẽ sớm hồi phục. Trong phiên cuối tuần ngày 15/4, tuy chỉ số VN-Index thủng mốc 1.460 điểm, song vẫn có khá nhiều yếu tố nền tảng để giúp thị trường giữ đà tăng trưởng trong thời gian tới.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Tạ Anh Tuấn cho rằng, những rủi ro đáng tiếc phát sinh trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp chỉ là những sự việc đơn lẻ, không phản ánh bức tranh chung của thị trường chứng khoán nói chung và thị trường trái phiếu doanh nghiệp nói riêng, đồng thời, cũng không ảnh hưởng tới sự phát triển chung của thị trường. Trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục rà soát lại các cơ chế chính sách liên quan nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh của trị trường.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Công điện số 311/CĐ-TTg ngày 11/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ gửi các Bộ: Công an; Tài chính; Kế hoạch và Đầu tư; Thông tin và Truyền thông; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về các biện pháp ổn định thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp.