Thực trạng phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam

Thực trạng phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam

Nhìn tổng thể, kinh tế ban đêm tạo ra guồng quay không ngừng nghỉ để nền kinh tế được vận hành ở tốc độ tối đa. Ngoài đóng góp lớn về mặt kinh tế, kinh tế ban đêm tạo ra những bước chuyển lớn cho các ngành dịch vụ, du lịch trong nước, tạo động lực mới cho phục hồi kinh tế, đặc biệt sau những thoái trào do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 hiện nay.
Phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp

Phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp

Trước những hệ lụy về môi trường và xã hội, từ phát triển kinh tế nâu, các quốc gia đã dần chuyển sang nền kinh tế xanh - một nền kinh tế quan tâm đến hạnh phúc, công bằng xã hội và môi trường bên cạnh các mục tiêu về kinh tế. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này. Bài viết sẽ phân tích về thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam hiện nay.
Thực trạng triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm tại tỉnh Ninh Bình

Thực trạng triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm tại tỉnh Ninh Bình

Bài viết phản ánh thực trạng phát triển chương trình “Mỗi xã một sản phẩm – OCOP” ở tỉnh Ninh Bình thông qua việc đánh giá công tác triển khai, đặc điểm sản phẩm và các hoạt động hỗ trợ phát triển sản phẩm. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp phát triển sản phẩm như đẩy mạnh tuyên truyền về chương trình, tăng cường hỗ trợ cho chủ thể tham gia, chỉ ra xu hướng tiêu dùng sản phẩm nông sản an toàn, đồng thời xác định hướng phát triển các dòng sản phẩm mà Ninh Bình có thế mạnh, đề xuất các giải pháp trong phân phối và xúc tiến sản phẩm OCOP của Tỉnh.
Phát triển kinh tế địa phương từ chương trình mỗi xã một sản phẩm tại tỉnh Hà Tĩnh

Phát triển kinh tế địa phương từ chương trình mỗi xã một sản phẩm tại tỉnh Hà Tĩnh

Chương trình mỗi xã một sản phẩm thuộc chương trình nông thôn mới. Chương trình này bắt đầu thực hiện tại Hà Tĩnh từ năm 2018 đến nay đã đạt nhiều kết quả quan trọng, tạo sức lan tỏa lớn, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, gia tăng giá trị sản phẩm. Các sản phẩm của Chương trình có nhiều chuyển biến tích cực về chất lượng, bao bì nhãn mác... Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc cần được khắc phục trong thời gian tới. Bài viết phân tích thực trạng triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm tại Hà Tĩnh, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triển Chương trình này trong thời gian tới.
Liên kết vùng trong phát triển bền vững du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ

Liên kết vùng trong phát triển bền vững du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ

Thời gian qua, vấn đề liên kết vùng trong phát triển bền vững du lịch các tỉnh Bắc Trung Bộ được chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý nhà nước đặc biệt quan tâm, quá trình thực hiện cho thấy nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, việc chỉ đạo của đơn vị chủ trì, trách nhiệm của các địa phương triển khai Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Bắc Trung Bộ chưa thực sự hiệu quả; Việc phối kết hợp, liên kết vùng đối với phát triển du lịch vùng chưa rõ ràng. Bài viết này nghiên cứu thực trạng thực hiện liên kết vùng, đánh giá những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế, từ đó đề xuất các giải pháp liên quan đến thực hiện liên kết vùng nhằm phát triển bền vững du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong thời gian tới.
Thực trạng và giải pháp phát triển nhà ở xã hội tại các đô thị ở Việt Nam

Thực trạng và giải pháp phát triển nhà ở xã hội tại các đô thị ở Việt Nam

Những năm gần đây, Việt Nam có tốc độ phát triển về kinh tế khá nhanh, đi kèm với đó là mức độ phát triển các đô thị cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, cùng với những thuận lợi mà kinh tế mang lại, các đô thị hiện nay đang đứng trước những khó khăn như: thiếu hụt cơ sở hạ tầng, sự tập trung dân cư quá đông tại các đô thị, v.v… đặc biệt là nguồn cung nhà ở đáp ứng chất lượng sống cho người dân tại các đô thị. quả.
Hệ thống điểm bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu của doanh nghiệp Việt Nam ở khu vực nông thôn đồng bằng sông Hồng

Hệ thống điểm bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu của doanh nghiệp Việt Nam ở khu vực nông thôn đồng bằng sông Hồng

Bài viết sử dụng dữ liệu thứ cấp và kết quả khảo sát doanh nghiệp, phỏng vấn chuyên gia để nghiên cứu thực trạng và khuyến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống điểm bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu của doanh nghiệp Việt Nam ở khu vực nông thôn đồng bằng sông Hồng.
Thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

2020 là năm cuối cùng triển khai Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam theo Quyết định số 2545/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, đến nay, chỉ tiêu tỷ lệ tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán vẫn còn cao so với mục tiêu của Đề án.