Năm 2020 sắp sửa khép lại, và mục tiêu mua hàng hóa từ Mỹ của Trung Quốc theo cam kết vẫn còn rất xa, dữ liệu từ Viện Kinh tế Quốc tế Peterson cho thấy.
Nội bộ của nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc rơi vào tình trạng hỗn loạn sau khi công ty lọt vào tầm ngắm của Washington và bị liệt vào danh sách cấm vận của Bộ Quốc phòng Mỹ.
Hiện nay, Trung Quốc là quốc gia có sản lượng đường sản xuất đứng thứ 3 trên thế giới, chỉ sau Brazil và Ấn Độ. Nhưng trước đó, có thời điểm ngành mía đường Trung Quốc đã phải đối diện với khủng hoảng nghiêm trọng, hoàn toàn mất năng lực cạnh tranh khi bị “thả nổi”.
Tổng thống Mỹ đắc cử Joe Biden đã công bố thêm các lựa chọn nhân sự trong bộ máy nội các và đội ngũ cố vấn Nhà Trắng. Trong đó, đáng chú ý là bà Katherine Tai – một luật sư người Mỹ gốc Á đã được chỉ định làm Đại diện Thương mại Mỹ, phụ trách mối quan hệ thương mại với Trung Quốc.
Bên cạnh ưu thế từ các FTA, yếu tố chi phí lao động và thuế quan tiếp tục giúp Việt Nam trở thành điểm đến trong làn sóng dịch chuyển của các doanh nghiệp nước ngoài. Trong đó, các khu công nghiệp đã được quy hoạch dự kiến sẽ là những đối tượng thu hút dòng tiến từ các nhà đầu tư.
Chốt phiên giao dịch đầu tuần ngày 7/12, giá dầu thô thế giới đã giảm 1% sau khi có thông tin cho thấy Hoa Kỳ chuẩn bị áp đặt trừng phạt hàng loạt quan chức Trung Quốc vì vấn đề Hồng Kông, khiến thị trường lo ngại căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn leo thang sẽ ảnh hưởng đến triển vọng nhu cầu sử dụng dầu thô.
Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) giữa 10 thành viên ASEAN với Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand được nhận định là mang lại hiệu quả kinh tế trước mắt rất khiêm tốn cho Liên minh châu Âu (EU), nhưng lại có ý nghĩa chiến lược và địa chính trị lâu dài lớn.
Sau hàng loạt vụ vỡ nợ trái phiếu gần đây ở Trung Quốc, các nhà đầu tư tin rằng đổ tiền vào trái phiếu chính phủ nước này sẽ là phương án an toàn hơn bởi chúng "không có khả năng đổ vỡ".