Ngày 24/8, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết Bộ đã xây dựng dự thảo đề án Chiến lược quốc gia về doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đến năm 2030 nhằm thực hiện Chỉ thị 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 14/1/2020 về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, hướng tới mục tiêu phát triển 100.000 doanh nghiệp công nghệ số.
Bằng cách đi đầu trong cuộc chiến chống lại Covid-19, Việt Nam đã gia tăng dấu ấn của mình đối với nền kinh tế thế giới, từ đó thu hút các doanh nghiệp nước ngoài hiện đang tìm cách đa dạng hóa hoạt động và giảm thiểu rủi ro liên quan đến các cú sốc khác trong tương lai.
Theo thông tin Tổng cục Hải quan mới công bố, nửa đầu tháng 8 (1-15/8), tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt gần 12,7 tỷ USD; trong khi kim ngạch nhập khẩu đạt 10,8 tỷ USD.
Ngày 18/8, theo thông tin từ Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP. Hồ Chí Minh (TPHCM), Hoa Kỳ và Việt Nam đã hợp tác điều tra vụ lừa đảo liên quan đến dịch Covid-19.
Trung Quốc là nền kinh tế lớn hàng đầu thế giới, có tốc độ tăng trưởng cao một phần nhờ định hướng Nhà nước thông qua đầu tư công. Cùng với đó, là những biện pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công cho quá trình phát triển bền vững được Trung Quốc thực hiện quyết liệt.
Hiện nay, ngày càng nhiều doanh nghiệp công bố đầy đủ các thông tin phi tài chính nhằm đáp ứng yêu cầu minh bạch và trách nhiệm giải trình về hiệu quả hoạt động và tính bền vững của mình. Thông qua việc báo cáo công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình và nỗ lực của mình trong các hoạt động cụ thể nhằm phát triển bền vững, doanh nghiệp củng cố lòng tin của các bên có liên quan, làm gia tăng uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp. Bài viết trao đổi về báo cáo phát triển bền vững, khái quát thực trạng ở Việt Nam, từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng báo cáo phát triển bền vững của doanh nghiệp trong thời gian tới.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo Việt Nam đang cao nhất trong nhóm các nước xuất khẩu gạo gồm Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan, Miến Điện; nhất là vượt qua nước Thái Lan.