Tái cấu trúc doanh nghiệp bảo hiểm theo bốn nhóm
Đến 2015, vốn của tập đoàn, tổng công ty nhà nước góp tại doanh nghiệp bảo hiểm không quá 20% vốn điều lệ.
Đề án tái cấu trúc thị trường chứng khoán và doanh nghiệp bảo hiểm đã được Bộ Tài chính hoàn thiện dự thảo và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Mục tiêu của Đề án là sẽ tái cấu trúc toàn diện thị trường chứng khoán và doanh nghiệp bảo hiểm nhằm từng bước nâng cao vai trò, vị trí của thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm. Phấn đấu tới năm 2020 đưa thị trường này trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn chủ đạo của nền kinh tế, cũng như hỗ trợ tích cực cho thị trường tiền tệ trong quá trình tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng.
Đề án nêu rõ 4 mục tiêu cơ bản của quá trình tái cơ cấu lại thị trường chứng khoán và doanh nghiệp bảo hiểm. Đó là nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm chứng khoán, sản phẩm bảo hiểm; nâng cao chất lượng quản trị công ty, quản trị rủi ro tại các tổ chức phát hành; công khai, minh bạch các hoạt động trên thị trường chứng khoán.
Bên cạnh đó sẽ cơ cấu lại hệ thống các tổ chức kinh doanh chứng khoán, doanh nghiệp bảo hiểm phù hợp với nhu cầu, đặc điểm và quy mô phát triển của thị trường, củng cố hoạt động, nâng cao năng lực tài chính, quản trị công ty, quản trị rủi ro tại các tổ chức này theo thông lệ quốc tế.
Về giải pháp tái cấu trúc các doanh nghiệp bảo hiểm, Đề án phân loại các doanh nghiệp bảo hiểm theo 4 nhóm và áp dụng các giải pháp phù hợp.
Cụ thể, nhóm 1 gồm các doanh nghiệp bảo hiểm đảm bảo khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc có lãi từ 2 năm liên tục trở lên.
Nhóm 2 là các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đảm bảo khả năng thanh toán và hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc không có lãi trong 2 năm liên tục.
Nhóm thứ 3 gồm các doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ không đảm bảo khả năng thanh toán.
Và nhóm cuối cùng là các doanh nghiệp bảo hiểm mất khả năng thanh toán bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt.
Đề án nêu rõ, sẽ củng cố, phát triển, kiện toàn mô hình tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm: đa dạng hoá sở hữu nhằm hạn chế biểu hiện khép kín, độc quyền trong kinh doanh bảo hiểm.
Theo đó, yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, ngân hàng thương mại có vốn nhà nước chi phối tiếp tục thoái vốn tại các doanh nghiệp bảo hiểm, đảm bảo đến năm 2015 vốn của các tổ chức này góp tại doanh nghiệp bảo hiểm không quá 20% vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm.
Mục tiêu của Đề án là sẽ tái cấu trúc toàn diện thị trường chứng khoán và doanh nghiệp bảo hiểm nhằm từng bước nâng cao vai trò, vị trí của thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm. Phấn đấu tới năm 2020 đưa thị trường này trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn chủ đạo của nền kinh tế, cũng như hỗ trợ tích cực cho thị trường tiền tệ trong quá trình tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng.
Đề án nêu rõ 4 mục tiêu cơ bản của quá trình tái cơ cấu lại thị trường chứng khoán và doanh nghiệp bảo hiểm. Đó là nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm chứng khoán, sản phẩm bảo hiểm; nâng cao chất lượng quản trị công ty, quản trị rủi ro tại các tổ chức phát hành; công khai, minh bạch các hoạt động trên thị trường chứng khoán.
Bên cạnh đó sẽ cơ cấu lại hệ thống các tổ chức kinh doanh chứng khoán, doanh nghiệp bảo hiểm phù hợp với nhu cầu, đặc điểm và quy mô phát triển của thị trường, củng cố hoạt động, nâng cao năng lực tài chính, quản trị công ty, quản trị rủi ro tại các tổ chức này theo thông lệ quốc tế.
Về giải pháp tái cấu trúc các doanh nghiệp bảo hiểm, Đề án phân loại các doanh nghiệp bảo hiểm theo 4 nhóm và áp dụng các giải pháp phù hợp.
Cụ thể, nhóm 1 gồm các doanh nghiệp bảo hiểm đảm bảo khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc có lãi từ 2 năm liên tục trở lên.
Nhóm 2 là các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đảm bảo khả năng thanh toán và hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc không có lãi trong 2 năm liên tục.
Nhóm thứ 3 gồm các doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ không đảm bảo khả năng thanh toán.
Và nhóm cuối cùng là các doanh nghiệp bảo hiểm mất khả năng thanh toán bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt.
Đề án nêu rõ, sẽ củng cố, phát triển, kiện toàn mô hình tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm: đa dạng hoá sở hữu nhằm hạn chế biểu hiện khép kín, độc quyền trong kinh doanh bảo hiểm.
Theo đó, yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, ngân hàng thương mại có vốn nhà nước chi phối tiếp tục thoái vốn tại các doanh nghiệp bảo hiểm, đảm bảo đến năm 2015 vốn của các tổ chức này góp tại doanh nghiệp bảo hiểm không quá 20% vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm.