Khởi nghiệp đơn độc: Nên hay không?

Theo Quỳnh Trâm/kinhtevadubao.vn

Có rất nhiều những câu hỏi liên quan đến vấn đề khởi nghiệp và vấn đề về khởi nghiệp đơn độc nên hay không nên cũng được rất nhiều người quan tâm. Theo một kết quả điều tra mới nhất gần đây đối với 100 giám đốc doanh nghiệp thì có đến 59/100 chủ doanh nghiệp kinh doanh một mình, còn 41/100 đơn vị khác thì lại là trên 2 người tham gia. Thông tin bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm đôi chút về vấn đề này.

Cứ 100 giám đốc doanh nghiệp thì có đến 59/100 chủ doanh nghiệp kinh doanh một mình. Nguồn: Internet
Cứ 100 giám đốc doanh nghiệp thì có đến 59/100 chủ doanh nghiệp kinh doanh một mình. Nguồn: Internet

Trường hợp khởi nghiệp đơn độc

Đầu tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu về trường hợp khởi nghiệp đơn độc. Đây chính là khi một cá nhân tự đứng ra kinh doanh và lúc này thì họ có thể chọn lựa một trong những hình thức đầu tư bao gồm kinh doanh cá thể là hộ gia đình hoặc doanh nghiệp tư nhân. Và mỗi hình thức kinh doanh khác nhau sẽ mang đến những ưu và nhược điểm khác nhau.

Đối với hình thức kinh doanh cá thể thì chúng ta dễ dàng thấy rằng nó sẽ đem lại cho chủ đầu tư toàn bộ lợi nhuận và có thể tự mình chịu quyết định về doanh nghiệp mình. Lúc này thì tự bản thân người chủ sẽ đi làm thuê cho bản thân. Tự bỏ tiền, tự kinh doanh và do đó sẽ tự chịu trách nhiệm vận mệnh đơn vị kinh doanh của mình. Thế nên thông thường hình thức kinh doanh này thường là những người kinh doanh nhỏ với số vốn cũng không lớn.

Khi tự mình khởi nghiệp thì tỉ lệ rủi ro có phần cũng hơi cao bởi lẽ lúc này chúng ta chỉ tập trung toàn bộ vốn vào kinh doanh. Đồng thời cũng bởi vì tự bản thân kinh doanh nên quyền quyết định cũng sẽ thuộc về bản thân, tự quản lý tất cả. Nhiều người nhận xét rằng con đường này có phần đơn phương độc mã và không có ai bầu bạn. Chắc chắn rằng sẽ có rất nhiều khó khăn để chúng ta đương đầu vượt qua nó.

Vậy còn khởi nghiệp theo nhóm sẽ như thế nào?

Đối với hình thức khởi nghiệp theo nhóm nghĩa là lúc này sẽ có ít nhất hai hoặc nhiều thành viên cùng nhau góp vốn kinh doanh. Thông thường cũng sẽ có hai hình thức loại hình kinh doanh khác nhau đó là công ty TNHH hoặc công ty cổ phần.

Và cũng bởi vì khởi nghiệp theo nhóm nên lúc này rủi ro của chúng ta sẽ được phân tán và chúng ta cùng nhau điều hành mọi hoạt động. Lúc này thì mỗi người đảm nhận mỗi vị trí vai trò khác nhau phù hợp với chuyên môn bản thân mình.

Những lúc khó khăn hoặc trước những quyết định quan trọng cả nhóm sẽ cùng nhau giải quyết. Đồng thời với đông người cùng hợp tác khởi nghiệp cũng giúp đem lại sự sáng tạo vì được nhiều người hợp tác bàn bạc cùng với nhau chứ không phải đơn phương độc mã nữa.

Thế nhưng khởi nghiệm theo nhóm cũng có mặt hạn chế đó chính là sự xung đột lợi ích trong quá trình góp vốn hoặc quản lý doanh nghiệp, chia lợi nhuận và rút vốn với nhau. Hoặc đối với những vấn đề cần được giải quyết cần phải có được sự nhất trí giữa các thành viên tỏng nhóm.

Nếu xảy ra tình trạng xung đột nội bộ sẽ khiến cho toàn bộ quá trình có thể bị thất bại. Vì vậy đòi hỏi mọi người cần phải có sự tin tưởng, thống nhất với nhau và cùng chung lý tưởng, mục đích với nhau. Có như vậy thì mới có thể xây dựng và phát triển doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh.

Kết luận, khởi nghiệp đơn độc nên hay không thực chất còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Và quan trọng đó là chúng ta cần phải liều lĩnh đứng ra chấp nhận tất cả để biến được ý tưởng của mình thành hiện thật. Đồng thời cũng phải bất chấp những rủi ro có thể xảy ra. Có như vậy thì mới có đủ dũng khí để một mình bước trên con đường dài và rộng nhưng cũng đầy cam go này.