G7 chuẩn bị có cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên tính từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu

Theo Nhật Đăng/nhipsongdoanhnghiep.cuocsongantoan.vn

Y tế, sự phục hồi sau đại dịch Covid-19 và vấn đề biến đổi khí hậu sẽ là những đề tài được quan tâm nhiều nhất trong cuộc họp thượng đỉnh này.

Tổng thống Mỹ Joe Biden - Ảnh: AP
Tổng thống Mỹ Joe Biden - Ảnh: AP

Lãnh đạo các nước công nghiệp phát triển G-7, nhóm nước giàu có nhất thế giới, sẽ có cuộc gặp tại Cornwall – Anh trong cuộc gặp thượng đỉnh trực tiếp đầu tiên tính từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu và có thể đây cũng là cuộc gặp quan trọng nhất từng có.

Theo báo Nikkei, sau nhiều năm thiếu thống nhất và hiện cũng đang đương đầu với quá nhiều áp lực toàn cầu, giờ lãnh đạo các nước G-7 hiện đang chịu sức ép không chỉ hứa mà phải làm.

“Ai cũng nhận thấy rằng nhiều khả năng lãnh đạo các nước công nghiệp phát triển  G-7 sẽ làm điều gì đó khác biệt trong năm nay và dường như đã trở thành siêu anh hùng để cứu thế giới”, Giám đốc chương trình y tế toàn cầu tại tổ chức nghiên cứu Chatham House – ông Robert Yates nói trong một sự kiện gần đây.

Y tế, sự phục hồi sau đại dịch Covid-19 và vấn đề biến đổi khí hậu sẽ là những đề tài được quan tâm nhiều nhất trong cuộc họp thượng đỉnh này. Ngoài ra, vấn đề Trung Quốc cũng sẽ rất được quan tâm trong lần hiện diện trực tiếp đầu tiên của Tổng thống Joe Biden tại các sự kiện quốc tế.

“Trung Quốc chắc chắn sẽ không ở cuộc họp thượng đỉnh nhưng sẽ rất được quan tâm trong các cuộc đối thoại liên quan đến nhiều vấn đề, đó có thể là biến đổi khí hậu, Đài Loan”, giáo sư ngành quan hệ quốc tế tại Trường Kinh doanh London – ông Tristen Naylor.

Cuộc họp của Ngoại trưởng các nước G-7 vào tháng 5/2021 đã cho thấy một mặt trận thống nhất về các vấn đề liên quan đến Trung Quốc, đồng thời ủng hộ Đài Loan tham gia vào Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng như ổn định tại lãnh hải Đài Loan.

Trong lĩnh vực y tế, áp lực đối với các nhà lãnh đạo thế giới và tổ chức quốc tế phải hành đông nhiều hơn nữa về vấn đề vắc xin Covid-19 đang lớn dần. Thủ tướng Anh Boris Johnson đã nói đến mục tiêu tiêm vắc xin Covid-19 cho toàn thế giới trước thời điểm cuối năm sau, ông đề xuất về mục tiêu các nước G-7 cung cấp 1 tỷ liều vắc xin Covid-19 cho các nước đang phát triển.

Anh cho biết sẽ quyên góp 100 triệu liều vắc xin Covid-19 trong năm tới, khởi đầu với 5 triệu liều trước thời điểm cuối tháng 9/2021.

“Không điều gì cho thấy minh chứng rõ ràng của việc toàn cầu cần phải hợp tác hơn là đại dịch Covid-19 đã càn quét thế giới và cướp đi sinh mạng của 3,7 triệu người dân trên thế giới. Tôi muốn G-7 cần phải có mục tiêu rõ ràng: Cung cấp 1 tỷ liều vắc xin Covid-19 cho các nước đang phát triển để có thể tiêm được cho mọi người dân trên thế giới trước thời điểm cuối năm sau”, ông Johnson viết trong bài bình luận gửi Nikkei.

Khí hậu sẽ là chủ đề quan trọng, đặc biệt đối với Anh. Vào tháng 5/2021, Bộ trưởng Ngoại giao các nước đã cam kết về mục tiêu ngừng hỗ trợ tài chính cho năng lượng than trước cuối năm 2021 và dịch chuyển sang hệ thống điện phi các bon vào thập niên 2030, đồng thời đồng ý bảo tồn hoặc bảo vệ ít nhất 30% vào năm 2030.