Kinh tế Trung Quốc chững lại đang giúp lạm phát toàn cầu hạ nhiệt mạnh


Năm 2021, Trung Quốc nhập khẩu hoàng 72% lượng quặng sắt, 55% lượng đồng tinh chế và khoảng 15% dầu trên toàn cầu. Việc kinh tế Trung Quốc yếu đi đang kéo theo giá hàng hóa tại nhiều nơi khác đi xuống.

Việc kinh tế toàn cầu chững lại, đặc biệt tại Trung Quốc, đang giúp làm giảm đi áp lực lạm phát, đặc biệt với những nước nhập khẩu các loại hàng hóa và sản phẩm quan trọng, theo nhận định mới đây được Wall Street Journal đưa ra.

Nếu tính theo tháng, lạm phát toàn cầu trong tháng 7/2022 hạ nhiệt, giảm đáng kể so với mức tăng trung bình 0,7% của toàn bộ nửa đầu năm 2022, theo phân tích của chuyên gia kinh tế trưởng tại JP Morgan – bà Nora Szentivanyi. Con số lạm phát toàn cầu không tính đến Thổ Nhĩ Kỳ, nơi mà lạm phát đang cao bất thường.

“Nhu cầu tăng trưởng toàn cầu yếu trong bối cảnh sức mua suy giảm suốt năm qua hiện đang kéo lạm phát đi xuống thông qua hai kênh chính. Thứ nhất, giá hàng hóa hạ nhiệt. Thứ hai, các vấn đề hạn chế của chuỗi cung ứng giảm đi”, bà Szentivanyi phân tích.

Bà và các đồng nghiệp ước tính rằng việc giá hàng hóa hạ nhiệt cũng như áp lực giá cả hàng hóa suy giảm sẽ kéo lạm phát toàn cầu giảm xuống còn 5% so với cùng kỳ trong nửa sau năm 2022, hạ đáng kể từ mức 9,7% trong quý II/2022.

Việc kinh tế toàn cầu chững lại có thể thấy rõ nét nhất trong sự suy giảm của giá hàng hóa.

Giá dầu Brent trên thị trường London giảm xuống ngưỡng khoảng còn 93USD/thùng trong phiên ngày thứ Sáu tuần trước từ mức hơn 120USD/thùng vào đầu tháng 6/2022. Giá đồng hiện giảm 28% so với thời điểm giữa tháng 4/2022.

Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) công bố so với tháng 7/2022, chỉ số giá thực phẩm hạ 1,9% trong tháng 8/2022 và như vậy ghi nhận tháng giảm thứ 6 liên tiếp. Giá cả loại hàng hóa nhập khẩu của Mỹ, không tính ô tô, tăng 1,9% trong tháng 7/2022, giảm đáng kể so với mức tăng 3,2% của tháng 3/2022.

Giá cả các sản phẩm được sản xuất bên ngoài nước Mỹ ví như nội thất, thiết bị giải trí, thiết bị giải trí tại nhà tăng chỉ 2,8% trong tháng 7/2022 trong khi đó mức tăng vào tháng 4/2022 là 4,8%. Việc giá cả hàng hóa nhập khẩu giảm chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến giá cả tiêu dùng những quý tới, giám đốc tổ chức nghiên cứu Inflation Insights – ông Omair Sharif.

Có một điều chắc chắn là còn nhiều yếu tố khác đang kéo lạm phát tại Mỹ leo thang: giá cả dịch vụ tăng lên, đặc biệt giá nhà, ngoài ra thị trường lao động thiếu nhân lực đã giúp tăng trưởng mức lương lên cao nhất trong ít nhất 20 năm. Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) gần đây nói rằng việc lạm phát hạ nhiệt trong tháng 7/2022 còn quá thấp để ngân hàng trung ương có thể tính đến nới lỏng tốc độ nâng lãi suất.

Theo nghiên cứu gần đây của các chuyên gia kinh tế thuộc Fed tại New York, việc giá cả hàng hóa nhập khẩu tăng cao đã đẩy lạm phát tại Mỹ tăng lên cao hơn so với thời trước COVID-19, tuy nhiên việc khả năng đó có đảo chiều hay không còn tùy thuộc vào liệu kinh tế Mỹ sẽ thay đổi như thế nào.

Giá cả nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng, không tính ô tô, so với tháng 4/2022 giảm 0,5% trong tháng 7/2022, cùng lúc đó, giá cả tiêu dùng của cùng những loại hàng hóa tăng ổn định. Nếu xu thế diễn biến trái chiều đó vẫn duy trì, lý do nhiều khả năng đến từ các vấn đề nội địa ví như kỳ vọng lạm phát không ổn định, lạm phát lương cao, giá của các nhà phân phối nội địa cao và kỳ vọng chi phí vận tải tăng, chuyên gia kinh tế trưởng tại Nomura Securities – ông Aichi Amemiya phân tích.

Trung Quốc là yếu tố quan trọng giúp giá cả thế giới hạ nhiệt. Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ chỉ tăng trưởng 0,4% trong quý II/2022 và như vậy ghi nhận mức độ tăng trưởng thấp nhất trong 2 năm. Trong khi các biện pháp phong tỏa quy mô lớn của thời kỳ COVID-19 kéo giá cả hạ nhiệt, việc thị trường bất động sản Trung Quốc suy giảm hiện đang gây ra quá nhiều sức ép lên tăng trưởng kinh tế.

Đầu tư của các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc giảm tốc đã khiến cho nhu cầu với hàng hóa công nghiệp và năng lượng sụt giảm. Khối lượng xăng nhập khẩu trong tháng 7/2022 giảm 36% so với cùng kỳ năm trước, giá thép hạ 25%, số liệu của chính phủ Trung Quốc cho hay.

Trong năm 2021, Trung Quốc nhập khẩu hoàng 72% lượng quặng sắt, 55% lượng đồng tinh chế và khoảng 15% dầu trên toàn cầu. Việc kinh tế Trung Quốc đói tài nguyên tăng trưởng chững lại đang kéo theo giá hàng hóa tại nhiều nơi khác đi xuống, chuyên gia kinh tế trưởng tại Capital Economics – ông Edward Gardner phân tích.

Chỉ số giá sản xuất tại Trung Quốc, chỉ số đo lường áp lực giá cả, trong tháng 7/2022 giảm 1,3% so với cùng kỳ năm trước.

Chuyên gia phân tích cao cấp tại Gavekal Dragonomics, ông Thomas Gatley, nhận xét: “Chúng ta đang có yếu tố nhu cầu nội địa thấp và nguồn cung dồi dào, chính vì vậy chắc chắn lạm phát sẽ suy giảm”.

Khi mà các nhà máy tại Trung Quốc chật vật bán hàng tại nội địa, họ đương đầu với nhiều áp lực hạ giá cả ở nước ngogài, kết quả, xuất khẩu ròng của Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tăng trưởng mạnh, ông Gatley dự báo.

Theo Trung Mến/nhipsongdoanhnghiep.laodongcongdoan.vn