Kỳ vọng gì vào cuộc đối thoại cấp cao sắp tới giữa Mỹ và Trung Quốc?

Theo Trung Mến/nhipsongdoanhnghiep.cuocsongantoan.vn

Đây sẽ là lần thứ ba hai bên đối thoại song phương tính kể từ khi Tổng thống Biden nhậm chức vào tháng 1/2021 đồng thời nó diễn ra ở thời điểm phía Trung Quốc đang cố gắng tăng cường sức ảnh hưởng.

Tổng thống Mỹ Joe Biden - Ảnh: WSJ
Tổng thống Mỹ Joe Biden - Ảnh: WSJ

Chính sách Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Joe Biden, sự kết hợp chặt chẽ giữa đối đầu và hợp tác, sẽ đương đầu với phép thử quan trọng khi ông có cuộc họp trực tuyến cấp cao vào ngày thứ Hai với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Hai bên đang cố gắng có nhiều động thái làm giảm căng thẳng sau khi mối quan hệ có phần khó khăn hơn trong thời gian gần đây, theo nhận định được đưa ra bởi Wall Street Journal.

Đây sẽ là lần thứ ba hai bên đối thoại song phương tính kể từ khi Tổng thống Biden nhậm chức vào tháng 1/2021 đồng thời nó cũng diễn ra ở thời điểm mà phía Trung Quốc đang cố gắng tăng cường sức ảnh hưởng, theo phân tích của nhiều nhà bình luận chính trị.

Hai bên cho đến nay đã đưa ra những kỳ vọng khá khiêm tốn và không nói đến kết quả cụ thể. Nhìn chung, ông Biden và nhóm làm việc của mình đang hướng đến chiến dịch điều chỉnh mối quan hệ thông qua ngoại giao tăng cường.

Một quan chức cấp cao trong chính quyền Biden tuyên bố: “Chính quyền Biden hiện đang không cố gắng thay đổi Trung Quốc thông qua các đối thoại song phương và chúng tôi cũng hiểu rằng điều này khó trở thành hiện thực. Chúng tôi đang cố gắng định hình môi trường quốc tế theo cách có lợi cho chúng tôi, các nước đồng minh và đối tác”.

Trong tuần trước, Mỹ và Trung Quốc bất ngờ ra được tuyên bố chung về mục tiêu cam kết chuyển sang sử dụng năng lượng sạch. Đối với cuộc họp trực tuyến lần này, ông Biden dự kiến sẽ cố gắng có được sự đồng thuận với nhiều vấn đề trong đó bao gồm giải trừ vũ khí hạt nhân và y tế trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn còn nhiều căng thẳng.

Nhà Trắng nhận định ông Biden bước vào cuộc đối thoại cấp cao lần này với vị thế khá vững vàng. Trước đó trong cùng ngày, ông Biden đã ký thông qua dự luật 1 nghìn tỷ USD, điều mà ông cảm thấy cần thiết để cạnh tranh với đầu tư phát triển nội địa từ Trung Quốc.

Còn theo phân tích của các chuyên gia chính trị, ông Tập Cận Bình bước vào cuộc đối thoại cấp cao lần này với mục tiêu kiểm soát tốt hơn chứ không thay đổi mối quan hệ. Ưu tiên của ông Tập Cận Bình chính là đảm bảo rằng con đường suôn sẻ và rằng ông sẵn sàng mở lại kênh đối thoại với ông Biden nhằm ngăn xung đột quân sự.

“Chúng ta đang ở thời điểm mà có sự thay đổi đang diễn ra. Cả hai nhà lãnh đạo đều không hài lòng với tình trạng của mối quan hệ. Họ đều hiểu rằng sẽ có thể có yếu tố gì đó xảy ra gây khó cho mối quan hệ nhưng hiện tại hai bên chưa đủ khả năng ứng phó”, cựu quan chức cao cấp trong chính quyền Obama và hiện đang làm chuyên gia tại Viện Chính sách Xã hội Châu Á – ông Danny Russel nói.

Hai bên có quá nhiều vấn đề cần phải bàn luận, từ Đài Loan cho đến thương mại. Trong cuộc gọi, ông Biden sẽ nói đến vấn đề nhân quyền và chính sách kinh tế kinh tế của Trung Quốc, theo các quan chức nhận định.

Từ khi ông Biden nhậm chức, phía Mỹ đã tăng cường củng cố mối quan hệ đối tác an ninh trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, trong đó có thỏa thuận về tàu ngầm gây tranh cãi với Anh và Australia vào tháng 9/2021.

Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Trung Quốc hiện đang chờ đợi những tín hiệu tích cực về thương mại và hy vọng ông Biden sẽ giải quyết nhiều vấn đề lớn hơn, trong đó có chính sách công nghiệp của Trung Quốc. Tổng thống Biden vẫn giữ nguyên các chính sách thuế quan dưới thời Tổng thống Mỹ Joe Biden và chắc chắn ông sẽ không nhượng bộ. Tuy nhiên, chính quyền ông đã tích cực tham gia vào các cuộc đối thoại với Bắc Kinh và cả hai bên cho biết các cuộc đối thoại đều rất tích cực.