Kinh tế học hành vi với kỹ năng thiết kế chính sách công

Theo thoibaonganhang.vn

(Tài chính) Thập kỷ qua là một thắng lợi đối với kinh tế học hành vi, một lý thuyết thời thượng kết hợp giữa tâm lý học và kinh tế học. Đầu tiên là giải thưởng Nobel Kinh tế năm 2002 của nhà tâm lý học Daniel Kahneman.

Giải Nobel kinh tế năm 2013 trao cho các tác giả nghiên cứu lý thuyết “Kinh tế học hành vi”. Nguồn: internet
Giải Nobel kinh tế năm 2013 trao cho các tác giả nghiên cứu lý thuyết “Kinh tế học hành vi”. Nguồn: internet

Mới đây, mặc dù ba học giả Mỹ, đồng nhận giải Nobel Kinh tế năm 2013, là: Eugene Fama, Lars Peter Hansen và Robert Shiller tiến hành nghiên cứu riêng biệt nhưng đều kết luận vào một chủ đề: sự lựa chọn của cá nhân “dựa một phần vào biến động rủi ro và thái độ đối với rủi ro, một phần vào những thói quen hành vi và những rào cản thị trường”.

Thực chứng cho tâm lý “bầy đàn”

Tuy nhiên, bất kỳ câu chuyện thành công nào đều kéo theo sự phản đối của dư luận. Năm 2010, nhà kinh tế học hành vi George Loewenstein và Peter Ubel đã viết trên tờ New York Times rằng: "Kinh tế học hành vi đang được sử dụng như một giải pháp chính trị, cho phép các nhà hoạch định chính sách tránh các giải pháp đau đớn nhưng lại cho hiệu quả hơn".

Các nhà phê bình cho rằng, lý thuyết này là màn che đậy những thất bại của các nhà thiết kế chính sách, hay đại loại là ngõ cụt của trí tuệ... Một thử nghiệm gần đây đã cho thấy cả ưu điểm và những hạn chế của môn khoa học mới mẻ này.

Nhóm nghiên cứu kinh tế học hành vi của chính phủ Anh (BIT) dành sự chú ý đặc biệt đến ý tưởng "bằng chứng xã hội" cho rằng, nếu nhiều người cùng tin tưởng hoặc thực hiện một việc gì đó thì điều đó nhất định đúng, vốn nổi tiếng từ 30 năm trước trong cuốn sách của nhà tâm lý học Robert Cialdini.

Mục đích của cuộc thử nghiệm là khuyến khích mọi người đăng ký hiến cơ quan nội tạng. Mặc dù có thể đưa ra thông điệp vận động: "Quá ít người hiến nội tạng, chúng tôi khẩn thiết yêu cầu bạn giúp đỡ để thay đổi điều đó" thì “bằng chứng xã hội” sẽ mang đến lời đề nghị có sức thuyết phục hơn: "Mỗi ngày, hàng ngàn người đăng ký để hiến nội tạng, xin vui lòng cùng tham gia".

Mong đợi “bằng chứng xã hội” có hiệu quả, BIT thử sử dụng ba biến thể khác nhau cho một thông điệp “bằng chứng xã hội”. Đó là: biểu tượng, bức ảnh người mỉm cười và tranh trang trí. Không số nào trong ba biểu tượng trên thành công trong việc thuyết phục mọi người đăng ký hiến nội tạng.

Thông điệp với bức ảnh vốn được đội ngũ nghiên cứu đặt nhiều hy vọng lại thất bại thảm hại. Nhưng, thử nghiệm thông điệp không tốn kém nhưng có sức thuyết phục nhất đã được sử dụng: "Nếu bạn cần cấy ghép nội tạng thì xin hãy vui lòng giúp đỡ người khác". Kết quả cho thấy, khoảng 100.000 người dự kiến sẽ đăng ký hiến nội tạng mỗi năm.

“Bằng chứng xã hội” là một ý tưởng được chấp nhận rộng rãi trong tâm lý học, mô tả xu hướng bầy đàn của chúng ta. Nhưng trong chương trình thử nghiệm về hiến nội tạng, thì không phải mọi trường hợp nó đều thích hợp, rất khó suy đoán khi nào và tại sao.

Phương pháp nhằm thuyết phục của chính sách

Ranh giới giữa kinh tế học hành vi và tâm lý học rất mong manh. Kinh tế học hành vi dựa trên mô hình "tân cổ điển" truyền thống do các nhà kinh tế học phát triển trên cơ sở hành vi của con người. Nhiệm vụ của các nhà kinh tế học hành vi là kết hợp những ý tưởng như vậy mà không làm mất bản chất giải quyết phương trình của toán học. Tại sao chúng ta cứ nhất định phải sử dụng toán học?

Hãy cùng xem ví dụ về nâng cao hiệu quả năng lượng. Nhà tâm lý học chỉ ra rằng, người tiêu dùng đang mất kiên nhẫn, thiếu thông tin và dễ bị ảnh hưởng bởi những gì các nước láng giềng đang làm. Còn công việc của nhà kinh tế học hành vi là tìm ra cách mà thị trường năng lượng hoạt động như thế nào và chúng ta mong đợi những tác động gì nếu đưa ra các chính sách như thuế đánh vào khí đốt hoặc trợ cấp....

Hầu hết nhà phê bình kinh tế học hành vi nổi tiếng xuất phát từ nhà tâm lý học, trong đó có Gerd Gigerenzer. Ông này lập luận rằng, sẽ là vô nghĩa khi tiếp tục đắp thêm những công thức toán học vào hành vi con người mà rốt cuộc chẳng có gì liên quan đến quá trình nhận thức thực tế.

David Laibson - một nhà kinh tế học hành vi tại Đại học Harvard thừa nhận rằng quan điểm của Gigerenzer có những điểm đúng nhưng cho biết thêm: "Mô hình Gerd về quyết sách phần lớn là đúng trong các lĩnh vực cụ thể, nhưng không phải là mô hình chung của hành vi. Nói cách khác, bạn sẽ không thể sử dụng chúng để tìm ra cách mọi người nên làm”.

Đối với một số nhà kinh tế, kinh tế học hành vi là một sự chắp vá vô tội vạ những mảnh ghép tâm lý học. David K Levine, một nhà kinh tế tại Đại học Washington ở St Louis và là tác giả của cuốn Số phận của kinh tế học hành vi nói rằng: "Đang có xu hướng đề xuất một số lý thuyết mới để giải thích từng thực tế mới. Thế giới không cần một ngàn giả thuyết khác nhau để giải thích một nghìn sự kiện khác nhau. Cần phải có lý thuyết có tính khai quát để cố gắng giải thích nhiều sự kiện".

Thách thức đối với kinh tế học hành vi là xây dựng trên mô hình để truyền tải thực chất tâm lý mà không bị rơi vào một mớ hỗn độn các trường hợp đặc biệt.

Trong khi đó, các nhà nghiên cứu chính sách gặp phải nhiều khó khăn với các thử nghiệm về chính sách công. Ví dụ, một thử nghiệm cho thấy, nhắc nhở bằng tin nhắn tỷ lệ người dân đến nộp tiền phạt tăng đã giúp giảm bớt rắc rối cho các cảnh sát và những người thực thi pháp luật. Điều này cũng không cần đòi hỏi một công thức toán học quá phức tạp. Nó rất dễ nhận biết. Điều không may là vì quá dễ nhận biết nên nó thường bị các nhân viên công vụ bỏ qua.

Tháng 5/2010, ngay trước khi nắm quyền, ông David Cameron (Thủ tướng Anh) ca ngợi kinh tế học hành vi trong một cuộc nói chuyện: “Cách tốt nhất để một người nào đó cắt giảm hóa đơn tiền điện”, ông nói: “là để cho họ thấy mức chi tiêu của họ và mức chi tiêu của hàng xóm, như vậy họ sẽ có ý thức  trong việc sử dụng năng lượng”.

Nhưng  ông Cameron đã nhầm. Cách tốt nhất để thúc đẩy hiệu quả việc sử dụng năng lượng, gần như chắc chắn là tăng giá năng lượng. Tăng thuế carbon thì càng tốt, bởi vì nó không chỉ khuyến khích mọi người tiết kiệm năng lượng mà còn hướng đến việc chuyển đổi sử dụng nguồn năng lượng ít khí thải. Sự hấp dẫn của phương pháp hành vi không phải là nó có hiệu quả hơn mà là nó ít được đón nhận hơn.

Thaler chỉ ra kinh nghiệm của Cass Sunstein - người từng có 4 năm làm việc tại Nhà Trắng, rằng: "Cass muốn đánh thuế xăng dầu nhưng ông ấy không được ai ủng hộ, thế là ông ấy đã đẩy tiêu chuẩn tiết kiệm nhiên liệu lên mức cao hơn. Chúng ta đều biết chính sách đó không hiệu quả như tăng thuế xăng dầu - nhưng ý tưởng ấy sẽ nhận được sự ủng hộ tại Quốc hội".

Những bước tiến nhỏ đã đưa kinh tế học hành vi đi một chặng đường dài, Laibson nói rằng: kinh tế học hành vi chỉ mới bắt đầu mở rộng ảnh hưởng của mình đối với chính sách công.