Tăng cường đầu tranh pháp lý, khẳng định chủ quyền trên Biển Đông
Phải nói rằng, hiện nay, an ninh Biển Đông nổi lên là một trong những vấn đề “nóng” mang tính khu vực và thế giới. Các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương và nhiều nước khác ngoài khu vực có lợi ích liên quan đã và đang quan tâm đặc biệt đến vấn đề này. Trong bối cảnh đó, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các biện pháp đấu tranh pháp lý nhằm khẳng định chủ quyền trên Biển Đông.
Những hành động phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông
Trước những hành động leo thang quân sự của Trung Quốc tại Biển Đông đối với các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam và Philippines trong những năm gần đây cho thấy, Trung Quốc đang có kế hoạch “làm chủ thực tế tại Biển Đông”.
Đối với Việt Nam, để giải quyết vấn đề Biển Đông đang là một trong những nhiệm vụ cấp bách thời sự và rất khó khăn phức tạp. Năm 2013, 2014, tiếp tục là thời gian mà Việt Nam phải đối mặt với những sức ép từ bên ngoài liên quan đến chủ quyền biển đảo tại Biển Đông, đặc biệt là vụ Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải dương - 981 tại vùng biển nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Tiếp đến, ngày 9/10/2015, Bộ Giao thông Trung Quốc đã tổ chức lễ khánh thành và chính thức đưa vào hoạt động hai ngọn hải đăng trên đá Châu Viên và Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép.
Không dừng lại ở đó, vào giữa tháng 2/2016, sau khiđã xây dựng trái phép một căn cứ máy bay trực thăng tại đảo Quang Hòa thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Trung Quốc đã triển khai tên lửa tại quần đảo này, tiếp tục những hành động phi pháp của Trung Quốc ở những đảo thuộc chủ quyền Việt Nam.
Tăng cường đấu tranh pháp lý
Trong thời gian qua, những chủ trương, chính sách và hành động của Trung Quốc trên Biển Đông nhằm tăng cường kiểm soát thực tế Biển Đông theo tinh thần xây dựng “cường quốc biển”, một “ý tưởng cải cách” do ông Tập Cận Bình đề xướng của Trung Quốc đối với vùng biển này tiếp tục làm cho Biển Đông là một trong những vùng biển nóng nhất tại châu Á- Thái Bình Dương và trên các đại dương khác nói chung. Chúng đặc biệt nguy hiểm đối với các nước láng giềng có biên giới biển với Trung Quốc như Việt Nam, Philippines…
Trước tình hình đó, Việt Nam đã tập trung biện pháp tăng cường đấu tranh pháp lý. Theo đó, năm 2012, Việt Namban hành Luật Biển ViệtNam. Bộ luật biển đầu tiên này của ViệtNam có hiệu lực từ ngày 01/01/2013.
Luật Biển Việt Nam là một hoạt động lập pháp quan trọng nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan biển, đảo của Việt Nam.Lần đầu tiên Việt Nam có một văn bản luật quy định đầy đủ chế độ pháp lý các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam theo đúng Công ước Luật Biển năm 1982.
Đây là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển kinh tế biển, đảo của Việt Nam.Trong các nội dung của Luật Biển Việt Nam, nội dung quy định phạm vi các vùng biển Việt Nam thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia, việc nhấn mạnh và quy định chủ quyền của nhà nước Việt Nam đối với các quần đảo như Hoàng Sa và Trường Sa là những nội dung rất quan trọng của Luật Biển Việt Nam mà cả trong nước và quốc tế đều hết sức quan tâm.
Cùng với việc khẳng định chủ trương giảiquyết các tranh chấp biển, đảo bằng các biện pháp hòa bình, Nhà nước Việt Nam đã chuyển một thông điệp quan trọng tới toàn thế giới: “Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, trong đó có Công ước Luật Biển năm 1982, quyết tâm phấn đấu vì hòa bình, ổn định, hợptác và phát triển của khu vực và trên thế giới”.
Ngoài việc ban hành và thực thi Luật Biển, Việt Nam còn ban hành và thực thi một số Nghị định khác nhằm khẳng định chủ quyền đối với Biển Đông.Có ý nghĩa quan trọng làNghị định số 162/2013/NĐ-CP ban hành 12/11/2013về xử phạt vi phạm hành chính trên vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam.
Theo đó, các nhóm hành vi vi phạm hành chính được quy định trong Nghị định này bao gồm: Vi phạm các quy định về quản lý vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; vi phạm các quy định về hàng hải ngoài vùng nước cảng biển; vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, ViệtNamcũng đã tập trung đẩy mạnh hoạt động đối ngoại quốc tế xung quanh cuộc đấu tranh pháp lý về vấn đề Biển Đông. Cụ thể, ViệtNamđã tham dự Hội nghị lần thứ 23 các nước thành viên Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Luật Biển ViệtNamđược giới thiệu chính thức tại Hội nghị và ViệtNamkhẳng định các quy định của Luật này hoàn toàn phù hợp với các quy định được nêu trong UNCLOS năm 1982.
Quan điểm của Việt Nam giải quyết vấn đề Biển Đông một cách hòa bình, tuân thủ DOC, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, phù hợp với quan điểm và lợi ích chung của các nước ASEAN đến nay đã được tất cả các nước ASEAN đồng tình, ủng hộ…
Hơn lúc nào hết, Việt Nam cần tỏ rõ sự quyết tâm hơn để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Đó là sự quyết tâm của nhân dân, dân tộc, đất nước và Đảng ta trong việc tiếp tục khẳng định chủ quyền của mình tại Biển Đông, Hoàng Sa và Trường Sa.
“Và trong những trường hợp cần thiết, Việt Nam cần chuẩn bị các bước tiếp theo về mặt pháp lý để tranh thủ sự ủng hộ của thế giới với việc bảo vệ chủ quyền của mình. Ngoài ra, Việt Nam cần phải đẩy mạnh phát triển kinh tế để tăng cường tiềm lực kinh tế. Từ đó có thể tăng cường khả năng phòng thủ, tự vệ để bảo vệ chủ quyền của mình một cách có thể nhất”, ông Nguyễn Anh Sơn, Ủy viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, cho biết.
Như vậy, trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, những biện pháp đấu tranh pháp lý của Việt Nam đã và đang thực hiện được coi là hiệu quả và có được sự đồng tình ủng hộ cao của dư luận thế giới./.
Tài liệu tham khảo:1.TS. Đỗ Minh Cao, Trung tâm Nghiên cứu Biển Đông (2014).Việt Nam và Biển Đông hiện trạng và khuynh hướng, truy cập từ vnics.org.vn/Default.aspx?ctl=Article&aID=490;
2. An Nhi, Thực thi Luật Biển, khẳng định chủ quyền trong vấn đề Biển Đông, truy cập từ