Tăng vốn bắt buộc với ngân hàng - Con dao hai lưỡi
(Tài chính) Yêu cầu các ngân hàng tăng vốn chưa chắc là biện pháp khôn ngoan
Năm năm kể từ khi Lehman Brothers sụp đổ, hàng loạt các đề xuất nhằm làm hệ thống tài chính trở nên an toàn và vững mạnh hơn đã được bàn thảo.
Một trong số ít các luận điểm nhận được sự đồng thuận rộng rãi là việc các ngân hàng phải giảm bớt tỷ lệ đòn bẩy – hay nói cách khác là các ngân hàng phải tăng vốn chủ sở hữu và giảm nợ. Điều này đồng nghĩa với việc giảm khả năng thua lỗ nếu một ngân hàng nào đó lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán.
Tuy nhiên một bài phân tích gần đây nêu lên quan điểm trái chiều cho rằng sử dụng công cụ đòn bẩy là cần thiết nhằm thỏa mãn nhu cầu của công chúng về các loại tài sản tương tự tiền.
Quan điểm này gần như bị lãng quên trong các tranh luận về việc liệu các ngân hàng cần phải tăng thêm bao nhiêu vốn chủ sở hữu. Lãnh đạo các ngân hàng lập luận rằng vốn chủ sở hữu có chi phí cao hơn nợ và việc bắt buộc các ngân hàng phải tăng vốn chủ sở hữu có thể sẽ khiến họ phải tăng lãi suất cho vay và điều này sẽ tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế.
Các ý kiến chỉ trích thì cho rằng lập luận này rất “ngu xuẩn”. Như 2 kinh tế gia từng được giải Nobel là Franco Modigliani và Merton Miller từng đưa ra quan điểm: giữ nguyên các yếu tố khác thì giá trị của doanh nghiệp không phụ thuộc vào tỷ lệ nợ và vốn chủ sở hữu.
Nếu như 1 ngân hàng tăng vốn chủ sở hữu (phát hành thêm cổ phần) thì khả năng ngân hàng này phá sản sẽ giảm đi, do đó vốn chủ sở hữu rẻ hơn và an toàn hơn. Ép buộc các ngân hàng tăng vốn có tác dụng giảm đòn bẩy và trung hòa các biện pháp trợ cấp, hỗ trợ mà ngân hàng đang được hưởng như bảo hiểm tiền gửi hay cam kết ngầm của Chỉnh phủ rằng bất kỳ ngân hàng nào “quá lớn để đổ vỡ” sẽ được giải cứu.
Tuy nhiên việc giảm sử dụng đòn bẩy chưa chắc đã hoàn toàn mang nghĩa tích cực. Vai trò của các ngân hàng không chỉ ở việc cho vay mà còn ở việc họ cho vay các khoản vay rất tiện lợi đối với người gửi tiền.
Cũng giống như tiền, tiền gửi ngân hàng có tính thanh khoản rất cao, là phương tiện tích trữ giá trị, tiện lợi cho việc thanh toán và không mất nhiều công sức. Cái giá mà người dân phải trả cho sự tiện ích này là việc lãi suất tiền gửi thấp hơn lãi suất trái phiếu – phần chênh lệch này vốn được biết đến với tên gọi “phần bù thanh khoản”.
Trong một bài báo mới của mình, giáo sư Harry DeAngelo thuộc Đại học Southern California và é Stulz thuộc Đại học Bang Ohio trình bày quan điểm rằng khoản phần bù thanh khoản này có nghĩa là ngân hàng – không giống với các doanh nghiệp thông thường khác – không bang quan với việc sử dụng đòn bẩy – kết luận giống với Định lý Modigliani-Merton. Ông DeAngelo và Stulz chỉ ra rằng việc các ngân hàng sử dụng đòn bẩy cao và thậm chí không dung các công cụ như bảo hiểm tiền gửi và bảo lãnh ngầm của Chính phủ thậm chí còn tốt hơn. Các ngân hàng vẫn sẽ chọn cách sử dụng đòn bẩy bởi lẽ thông qua đó, họ có thể đi vay với giá rẻ.
Mô hình này có thể giải thích được một thắc mắc tồn tại đã lâu. Tỷ lệ vốn của các ngân hàng liên tục giảm trong thời gian 2 thế kỷ vừa qua.
Điều này thường được lý giải là do sự xuất hiện và áp dụng của cơ chế bảo hiểm tiền gửi cũng như vai trò người cho vay cuối cùng – vốn có tác dụng làm giảm chi phí các khoản nợ của ngân hàng. Tuy nhiên tại Mỹ, hầu hết việc giảm chi phí cho vay xảy ra trước khi Cục dự trữ liên bang Mỹ ra đời năm 1913 cũng như Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi liên bang ra đời năm 1933.
Một giải thích khác là việc trong bối cảnh cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng gay gắt, các ngân hàng buộc phải đưa ra các khoản lãi suất hấp dẫn hơn cho người gửi tiền từ đó giảm bớt khoản phần bù thanh khoản này. Mô hình của Messrs DeAngelo và Stulz cho thấy khi phần bù thanh khoản giảm, các ngân hàng sẽ tăng sử dụng đòn bẩy để bù đắp khoản sụt giảm doanh thu này.
Nếu như đòn bẩy có tác dụng đáp ứng nhu cầu của người đi vay về một khoản đầu tư an toàn và giống tiền thì việc ép các ngân hàng giảm đòn bẩy có thể đem lại các tác dụng phụ. Thử tưởng tượng rằng thay vì phát hành 9 tỷ USD tiền gửi (trái phiếu/nợ…xét trên quan điểm cuả các ngân các hàng)và 1 tỷ USD vốn chủ sở hữu thì ngân hàng lại phát hành 8 tỷ USD tiền gửi và 2 tỷ USD vốn chủ sở hữu. Điều này đồng nghĩa với việc công chúng sẽ nắm giữ thêm 1 tỷ vốn chủ sở hữu thay vì 1 tỷ USD tiền gửi và đồng nghĩa với việc nắm giữ nhiều rủi ro hơn mong đợi.
Hơn nữa, các ngân hàng ngầm (các tổ chức hoạt động như ngân hàng nhưng không bị điều chỉnh bởi các luật lệ như ngân hàng) sẽ nhảy vào và đáp ứng phần nhu cầu thiếu hụt về các tài sản tương đương tiền của công chúng. Trong bối cảnh ngân hàng ngầm thay thế vai trò của các ngân hàng chính thống về việc cung cấp các loại tài sản tương đương tiền, hệ thống tài chính sẽ trở nên mong manh dễ vỡ hơn.
Một bài phân tích khác của Gary Gorton, Stefan Lewellen và Andrew Metrick – đều thuộc đại học Yale cho biết mặc dù khối lượng tài sản tài chính tại Mỹ đã tăng đáng kể từ năm 1952, tỷ lệ số tài sản mà các tác giả này cho rằng “an toàn” vẫn ở quanh mức 33%. Tuy nhiên tổ hợp tài sản an toàn đã chuyển từ nợ chính phủ và tiền gửi ngân hàng sang tổ hợp nợ của hệ thống ngân hàng ngầm, vốn được xem là “bán an toàn”: giấy tờ thương mịa, các khoản cho vay và các quỹ thị trường tiền.
Kể cả trước khi khủng hoảng, các giới hạn về đòn bẩy cũng đóng vai trò trong sự dịch chuyển này. Các ngân hàng tìm cách bảo toàn vốn bằng cách chuyển các khoản chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản thế chấp sang các công cụ ngoại bảng và sử dụng các giấy tờ có giá ngắn hạn. Các ngân hàng đầu tư tài trợ cho các khoản cầm cố với nghiệp vụ repo.
Nhà đầu tư coi các giấy nợ này là tiền và không quan tâm đến các khoản thế chấp mà họ có thể nhận được. Khi thị trường cho vay cầm cố sụp đổ, những gì nhà đầu tư cho là thanh khoản cao và không có rủi ro trở thành tài sản kém thanh khoản và đầy rủi ro.
Một trong số ít các luận điểm nhận được sự đồng thuận rộng rãi là việc các ngân hàng phải giảm bớt tỷ lệ đòn bẩy – hay nói cách khác là các ngân hàng phải tăng vốn chủ sở hữu và giảm nợ. Điều này đồng nghĩa với việc giảm khả năng thua lỗ nếu một ngân hàng nào đó lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán.
Tuy nhiên một bài phân tích gần đây nêu lên quan điểm trái chiều cho rằng sử dụng công cụ đòn bẩy là cần thiết nhằm thỏa mãn nhu cầu của công chúng về các loại tài sản tương tự tiền.
Quan điểm này gần như bị lãng quên trong các tranh luận về việc liệu các ngân hàng cần phải tăng thêm bao nhiêu vốn chủ sở hữu. Lãnh đạo các ngân hàng lập luận rằng vốn chủ sở hữu có chi phí cao hơn nợ và việc bắt buộc các ngân hàng phải tăng vốn chủ sở hữu có thể sẽ khiến họ phải tăng lãi suất cho vay và điều này sẽ tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế.
Các ý kiến chỉ trích thì cho rằng lập luận này rất “ngu xuẩn”. Như 2 kinh tế gia từng được giải Nobel là Franco Modigliani và Merton Miller từng đưa ra quan điểm: giữ nguyên các yếu tố khác thì giá trị của doanh nghiệp không phụ thuộc vào tỷ lệ nợ và vốn chủ sở hữu.
Nếu như 1 ngân hàng tăng vốn chủ sở hữu (phát hành thêm cổ phần) thì khả năng ngân hàng này phá sản sẽ giảm đi, do đó vốn chủ sở hữu rẻ hơn và an toàn hơn. Ép buộc các ngân hàng tăng vốn có tác dụng giảm đòn bẩy và trung hòa các biện pháp trợ cấp, hỗ trợ mà ngân hàng đang được hưởng như bảo hiểm tiền gửi hay cam kết ngầm của Chỉnh phủ rằng bất kỳ ngân hàng nào “quá lớn để đổ vỡ” sẽ được giải cứu.
Tuy nhiên việc giảm sử dụng đòn bẩy chưa chắc đã hoàn toàn mang nghĩa tích cực. Vai trò của các ngân hàng không chỉ ở việc cho vay mà còn ở việc họ cho vay các khoản vay rất tiện lợi đối với người gửi tiền.
Cũng giống như tiền, tiền gửi ngân hàng có tính thanh khoản rất cao, là phương tiện tích trữ giá trị, tiện lợi cho việc thanh toán và không mất nhiều công sức. Cái giá mà người dân phải trả cho sự tiện ích này là việc lãi suất tiền gửi thấp hơn lãi suất trái phiếu – phần chênh lệch này vốn được biết đến với tên gọi “phần bù thanh khoản”.
Trong một bài báo mới của mình, giáo sư Harry DeAngelo thuộc Đại học Southern California và é Stulz thuộc Đại học Bang Ohio trình bày quan điểm rằng khoản phần bù thanh khoản này có nghĩa là ngân hàng – không giống với các doanh nghiệp thông thường khác – không bang quan với việc sử dụng đòn bẩy – kết luận giống với Định lý Modigliani-Merton. Ông DeAngelo và Stulz chỉ ra rằng việc các ngân hàng sử dụng đòn bẩy cao và thậm chí không dung các công cụ như bảo hiểm tiền gửi và bảo lãnh ngầm của Chính phủ thậm chí còn tốt hơn. Các ngân hàng vẫn sẽ chọn cách sử dụng đòn bẩy bởi lẽ thông qua đó, họ có thể đi vay với giá rẻ.
Mô hình này có thể giải thích được một thắc mắc tồn tại đã lâu. Tỷ lệ vốn của các ngân hàng liên tục giảm trong thời gian 2 thế kỷ vừa qua.
Điều này thường được lý giải là do sự xuất hiện và áp dụng của cơ chế bảo hiểm tiền gửi cũng như vai trò người cho vay cuối cùng – vốn có tác dụng làm giảm chi phí các khoản nợ của ngân hàng. Tuy nhiên tại Mỹ, hầu hết việc giảm chi phí cho vay xảy ra trước khi Cục dự trữ liên bang Mỹ ra đời năm 1913 cũng như Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi liên bang ra đời năm 1933.
Một giải thích khác là việc trong bối cảnh cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng gay gắt, các ngân hàng buộc phải đưa ra các khoản lãi suất hấp dẫn hơn cho người gửi tiền từ đó giảm bớt khoản phần bù thanh khoản này. Mô hình của Messrs DeAngelo và Stulz cho thấy khi phần bù thanh khoản giảm, các ngân hàng sẽ tăng sử dụng đòn bẩy để bù đắp khoản sụt giảm doanh thu này.
Nếu như đòn bẩy có tác dụng đáp ứng nhu cầu của người đi vay về một khoản đầu tư an toàn và giống tiền thì việc ép các ngân hàng giảm đòn bẩy có thể đem lại các tác dụng phụ. Thử tưởng tượng rằng thay vì phát hành 9 tỷ USD tiền gửi (trái phiếu/nợ…xét trên quan điểm cuả các ngân các hàng)và 1 tỷ USD vốn chủ sở hữu thì ngân hàng lại phát hành 8 tỷ USD tiền gửi và 2 tỷ USD vốn chủ sở hữu. Điều này đồng nghĩa với việc công chúng sẽ nắm giữ thêm 1 tỷ vốn chủ sở hữu thay vì 1 tỷ USD tiền gửi và đồng nghĩa với việc nắm giữ nhiều rủi ro hơn mong đợi.
Hơn nữa, các ngân hàng ngầm (các tổ chức hoạt động như ngân hàng nhưng không bị điều chỉnh bởi các luật lệ như ngân hàng) sẽ nhảy vào và đáp ứng phần nhu cầu thiếu hụt về các tài sản tương đương tiền của công chúng. Trong bối cảnh ngân hàng ngầm thay thế vai trò của các ngân hàng chính thống về việc cung cấp các loại tài sản tương đương tiền, hệ thống tài chính sẽ trở nên mong manh dễ vỡ hơn.
Một bài phân tích khác của Gary Gorton, Stefan Lewellen và Andrew Metrick – đều thuộc đại học Yale cho biết mặc dù khối lượng tài sản tài chính tại Mỹ đã tăng đáng kể từ năm 1952, tỷ lệ số tài sản mà các tác giả này cho rằng “an toàn” vẫn ở quanh mức 33%. Tuy nhiên tổ hợp tài sản an toàn đã chuyển từ nợ chính phủ và tiền gửi ngân hàng sang tổ hợp nợ của hệ thống ngân hàng ngầm, vốn được xem là “bán an toàn”: giấy tờ thương mịa, các khoản cho vay và các quỹ thị trường tiền.
Kể cả trước khi khủng hoảng, các giới hạn về đòn bẩy cũng đóng vai trò trong sự dịch chuyển này. Các ngân hàng tìm cách bảo toàn vốn bằng cách chuyển các khoản chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản thế chấp sang các công cụ ngoại bảng và sử dụng các giấy tờ có giá ngắn hạn. Các ngân hàng đầu tư tài trợ cho các khoản cầm cố với nghiệp vụ repo.
Nhà đầu tư coi các giấy nợ này là tiền và không quan tâm đến các khoản thế chấp mà họ có thể nhận được. Khi thị trường cho vay cầm cố sụp đổ, những gì nhà đầu tư cho là thanh khoản cao và không có rủi ro trở thành tài sản kém thanh khoản và đầy rủi ro.