Tỉnh Bến Tre:
Tập trung giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2021
Tổng kế hoạch vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước do tỉnh Bến Tre quản lý năm 2021 gần 5 ngàn tỷ đồng. Tuy nhiên, kết quả giải ngân đến thời điểm này mới chỉ đạt 40,9% kế hoạch. Tại cuộc họp mới đây, về tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, Thường trực Tỉnh ủy đã chỉ đạo các giải pháp đồng bộ thúc đẩy giải ngân đến cuối năm; xem đây là nhiệm vụ quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Giải ngân đạt trên 40%
Tổng kế hoạch vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước do tỉnh quản lý năm 2021 là 4.971,3 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước tỉnh, kết quả giải ngân các nguồn vốn đầu tư công (theo kế hoạch đến ngày 7/9/2021) là 2.035,6 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 40,9% kế hoạch. Ước giải ngân đến cuối tháng 9/2021 là 2.592,5 tỷ đồng, ước đạt 52,1%.
Trong đó, vốn kế hoạch giao đầu năm 2021, thực hiện giải ngân 1.902,9 tỷ đồng, đạt 41,9% kế hoạch. Vốn bổ sung từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2020, giải ngân 8,277 tỷ đồng, đạt 5,5% kế hoạch. Vốn kéo dài từ năm 2020 sang năm 2021, giải ngân 124,3 tỷ đồng, đạt 42,9% kế hoạch.
Đến thời điểm báo cáo, còn 223/410 dự án có tỷ lệ giải ngân dưới 60%, gồm: 22 dự án vừa được điều chỉnh bổ sung danh mục và kế hoạch vốn để thực hiện, nên các này chưa kịp giải ngân trong tháng 8/2021.
Còn 2.005,8 tỷ đồng chưa thực hiện giải ngân (gồm cả vốn thực hiện và vốn chuẩn bị đầu tư). UBND TP. Bến Tre, Ban Quản lý các công trình Giao thông, Ban QL các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ban QL các công trình Dân dụng và Công nghiệp là các đơn vị chủ đầu tư đang giữ số vốn chưa giải ngân cao nhất, lần lượt chiếm tỷ lệ là 18,1%, 16,6%, 14,2% và 14,1% trên tổng số vốn chưa giải ngân.
Rà soát, điều chuyển vốn
Dự kiến phương án điều chỉnh, bổ sung kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021 sau thời gian giãn cách xã hội. Đối với vốn ngân sách địa phương, rà soát cắt giảm kế hoạch vốn của các tiến độ chậm, tỷ lệ giải ngân dưới 60% để bổ sung vốn đối ứng cho chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững đồng bằng sông Cửu Long.
Vốn đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết, rà soát cắt giảm kế hoạch vốn của các tiến độ chậm, tỷ lệ giải ngân dưới 60% thuộc lĩnh vực y tế, giáo dục để ưu tiên bố trí cho 3 mua sắm thiết bị y tế khẩn cấp phục vụ phòng chống dịch COVID-19 cho các bệnh viện, bệnh viện dã chiến (khoảng 50% tổng mức đầu tư)…
Với các vốn ngân sách Trung ương và vốn trong nước, thực hiện điều chỉnh nội dung đầu tư, chuyển từ chuẩn bị đầu tư sang khởi công mới đối với các đường giao thông kết hợp đê bao ngăn mặn liên huyện Mỏ Cày Nam - Thạnh Phú, cầu Rạch Vong sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quyết định kế hoạch trung hạn 2021 - 2025. Đồng thời, rà soát các tiến độ chậm, tỷ lệ giải ngân thấp để điều chuyển cho các giao thông để tiếp tục chi trả cho công tác đền bù, giải phóng mặt bằng.
Với vốn ngân sách Trung ương và vốn nước ngoài, rà soát lại tiến độ thực hiện, nhu cầu sử dụng vốn trong năm để có cơ sở tham mưu trình UBND tỉnh cho phép điều chỉnh giảm kế hoạch vốn ODA năm 2021. Từ đầu năm 2021, tỉnh đã điều chỉnh, bổ sung kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021 với 2 nghị quyết của HĐND tỉnh, mức điều chỉnh tăng, giảm hàng trăm tỷ đồng.
Ngoài ra, điều chỉnh, điều chuyển nội bộ các công trình, theo đề xuất của các chủ đầu tư (Ban QLDA các công trình Dân dụng và Công nghiệp, Ban Phát triển hạ tầng các khu công nghiệp, Ban QLDA các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện Thạnh Phú, Giồng Trôm, Ba Tri, Mỏ Cày Bắc, Thạnh Phú, Mỏ Cày Nam), với tổng số vốn điều chỉnh 559,6 tỷ đồng, tăng/giảm 56,4 tỷ đồng.
Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Tam khẳng định, mặc dù tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đến thời điểm này mới chỉ đạt 40,9% kế hoạch năm 2021 nhưng nhìn chung có tốt hơn so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, tỉnh thuộc nhóm khá so với trong nước.
“Tới đây, UBND tỉnh sẽ có chỉ đạo chung về đầu tư và giải ngân vốn đầu tư công. Sở Kế hoạch và Đầu tư cần thường xuyên nhắc nhở, kiểm tra ở các ngành, địa phương trong thực hiện đầu tư công; lập đoàn kiểm tra và đề xuất cắt giảm, thay đổi một số công trình chưa cần thiết, chưa hợp lý. Đồng thời, thành lập ban vận động công tác giải phóng mặt bằng nhằm giải quyết linh hoạt và sâu sát hơn với từng trường hợp cụ thể”, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Tam cho hay.
Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ: “Trong bối cảnh ảnh hưởng dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, các sở, ban, ngành cần phải có những giải pháp mới phù hợp với tình hình thực tế. Trong quá trình thực hiện, có những khó khăn, nếu xét khả năng có thể giải quyết được thì phải tập trung tháo gỡ, tuyệt đối không để ảnh hưởng trì trệ tiến độ công trình. Trường hợp cần sự phối hợp thì có thể yêu cầu địa phương, các cấp cùng chung tay hỗ trợ. Đối với những dự án liên quan đến các bộ, ngành Trung ương thì cần bám sát, theo dõi để nhắc nhở, đôn đốc để thúc đẩy tiến độ. Các chủ đầu tư dự án phải nắm chắc khối lượng công trình, dự án từng thời điểm để báo cáo và đề xuất giải pháp kịp thời với tinh thần trách nhiệm cao.