Thí điểm tiền ảo: Nên bắt đầu từ thử nghiệm mẫu

Theo Trần Anh Tú/diendandoanhnghiep.vn

Tiền kỹ thuật số của ngân hàng Trung ương (CBDC) sẽ là một bước nhảy tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực, nhưng bảo mật và an toàn sẽ là vấn đề cần được xem xét kỹ.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Theo Quyết định số 942/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) được giao chủ trì để nghiên cứu, xây dựng và thí điểm sử dụng tiền điện tử dựa trên công nghệ Blockchain bắt đầu từ năm nay 2021 cho đến 2023. 

Thí điểm Tiền ảo là điều tất yếu trong xu hướng toàn cầu, nhưng nên được tiến hành thí điểm cẩn trọng, đặc biệt là các vấn đề về an ninh an toàn bởi vấn đề lớn nhất đối với tiến số chính là tính an toàn. Mặc dù chúng ta luôn nghe thấy rằng các công nghệ tiền số đặc biệt là công nghệ dựa trên Blockchain là an toàn, nhưng cách vận hành triển khai, lập trình xây dựng cũng như cách sử dụng của người dùng là không an toàn thì cũng diễn ra rất nhiều vấn đề.  Đơn cử trên thế giới đã có không ít các vụ hack gây thiệt hại hàng tỷ USD vào các hệ thống sàn giao dịch, các loại tiền ảo, kỹ thuật số dựa trên Blockchain. Do đó, không có gì là an toàn tuyệt đối.

Việt Nam là nước có tỷ lệ chấp thuận tiền giấy cao hơn do sự tiện lợi và cảm giác an toàn khi được giữ tiền giấy và do đó, chỉ khi chúng ta giải quyết được hai bài toán này thì thanh toán điện tử nói chung và tiền ảo nói riêng mới có thể trở nên phổ biến. Chúng ta nên có những cuộc thử nghiệm mẫu, sau đó áp dụng cho các đội ngũ nhân viên công chức, các cơ quan Nhà nước đồng song hành với tiền giấy sau đó sẽ chuyển ra rộng hơn trên toàn xã hội.

Đồng tiền kỹ thuật số quốc gia sẽ là một bước nhảy tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nhiều vấn đề, đặc biệt là các bài toán thanh toán, việc thanh toán có thể sẽ tiện lợi hơn, khuyến khích người tiêu dùng sử dụng nhiều hơn do sự tiện lợi của nó mang lại, các doanh nghiệp hưởng lợi đầu tiên có lẽ sẽ là các chuỗi bán lẻ, các sàn thương mại điện tử, các công ty kinh doanh ví điện tử. Với các doanh nghiệp khác, lợi ích có thể chưa rõ ràng ngay nhưng về lâu dài nó cũng thúc đẩy khá nhiều sự lưu thông tiền tệ và tạo ra hiệu ứng chung cho toàn bộ nền kinh tế.

Blockchain là công nghệ được coi là an toàn, tuy nhiên như tôi đã nói ở trên, vấn đề vận hành, cài đặt và lựa chọn công nghệ nào cũng như cách thức sử dụng của người dùng cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và an toàn của CBDC. Đây là một vấn đề đáng lưu tâm.

Ngoài ra, vấn đề về việc truy vết, minh bạch trong thanh toán cũng cần được xem xét để hạn chế tối đa các gian lận tín dụng, tài chính, trốn thuế. Hiện tại rất nhiều các quốc gia đã triển khai CBDC ở mức độ thử nghiệm và cơ bản đã gặt hái được một số thành công nhất định. Nhưng nên nhớ rằng đây là những quốc gia có mức độ số hóa khá cao của nền kinh tế. Do đó, ngoài việc học hỏi cách thức thử nghiệm của họ, chúng ta cũng nên có những thử nghiệm phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam chẳng hạn như sử dụng song song tiền mặt và tiền ảo như thế nào?

Vấn đề về sự tồn tại của các hệ thống thanh toán phi Nhà nước khác (Chẳng hạn các sàn giao dịch tiền ảo, các dịch vụ nền kinh tế ảo,...) cần kiểm soát ra sao? Một số nước tiến hành cấm còn một số nước đưa dần vào khuôn khổ pháp lý...