Thị trường bất động sản 2015 tại Hà Nội: Nhiều tín hiệu vui
(Tài chính) Thị trường bất động sản năm 2015 tại Hà Nội dự báo sẽ có sự “bùng phát” ở một số dự án nhất định, đặc biệt là những dự án có vị trí, tiến độ tốt, gần trung tâm, đồng bộ hạ tầng. Đây chính là tín hiệu tốt để thị trường nhà đất phát triển bền vững, tạo niềm tin cho cả khách hàng và chủ đầu tư.
Chính sách thúc đẩy thị trường
Thời gian qua, hệ thống văn bản pháp luật được hoàn thiện tạo cơ sở minh bạch, bình đẳng, thuận lợi hơn cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp trong năm 2015.
Cụ thể, những cơ chế, chính sách đổi mới trong Luật Kinh doanh Bất động sản vừa qua đã đẩy nhanh tiến độ tái cấu trúc thị trường bất động sản theo hướng chuyên nghiệp hơn. Luật Nhà ở góp phần tăng niềm tin vào thị trường, tạo điều kiện thu hút đầu tư, tăng nguồn cung phân khúc nhà ở giá rẻ và nhà ở thương mại hạng trung. Qua đó, nhu cầu nhà ở của cán bộ công nhân viên chức-lao động được giải quyết tốt.
Theo thống kê của các tổ chức nghiên cứu thị trường, lượng hàng tồn kho của thị trường bất động sản trong năm 2014 giảm gần 40% so với thời điểm cuối năm 2013.
Báo cáo nghiên cứu của Công ty CBRE cho thấy thị trường bất động sản tại Hà Nội diễn ra khá sôi động, 16.200 căn hộ từ 31 dự án được chào bán, con số này so với 2013 tăng gần gấp 3 lần. Số lượng căn hộ đã bán trong năm qua đạt 10.700 căn.
Cũng theo CBRE, giá chào bán thứ cấp căn hộ ở phân khúc trung cấp và cao cấp đều tăng lên trong khi số lượng căn hộ tồn kho tiếp tục giảm. Các dự án ở các quận nội đô thu hút khách mua, giữ mức giá bán sơ cấp cao, tăng khoảng 10-20% so với năm trước. Đối với phân khúc bình dân, các căn hộ được mở bán mới, thời điểm cuối năm, mức giá chào bán cao hơn trước đó từ 5-10% tùy từng vị trí.
Đối với thị trường nhà biệt thự, liền kề, quý 4/2014 cũng bất ngờ xuất hiện hiện tượng tăng giá bán tại một số khu vực và bắt đầu xuất hiện những chuyển động tích cực. Nhiều dự án được mở bán đều đặn với những chương trình khuyến mại, quà tặng lớn, khiến giao dịch được cải thiện rõ nét, nhất là những dự án đã hoàn thiện hạ tầng. Thậm chí, một số dự án ở xa trung tâm đã ngừng triển khai trong thời gian dài cũng khởi động trở lại và mở bán.
Cụ thể, tại khu vực Từ Liêm, mức giá liền kề, biệt thự tăng trung bình 2,5%; quận Cầu Giấy tăng 3,8%, huyện Gia Lâm tăng 3,8%, trong khi đó, huyện Hoài Đức tăng nhiều nhất khoảng 4,9%...
Có thể kể đến một số dự án nhà liền kề, biệt thự có tính thanh khoản cao như Vinhomes Riverside, Garden Villas (quận Long Biên); Gamuda Gardens (quận Hoàng Mai); Viglacera Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm); Khu biệt thự Lâm Viên (huyện Gia Lâm), hay mới đây là Ecopark mở bán nhà phố liền kề thuộc giai đoạn 2B…
Cú hích “nhà ở xã hội”
Ông Lê Văn Dục, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, năm 2014, thành phố đã có 9 dự án nhà xã hội được thành phố chấp thuận đầu tư với 6.146 căn hộ, tương đương 546.598m2 sàn xây dựng.
Thành phố đã chuyển đổi mục đích từ nhà thương mại sang nhà xã hội 19 dự án với tổng số căn hộ dự kiến chuyển đổi khoảng 4.990 căn. Ngoài ra, 3 dự án khác đã được thành phố chấp thuận chủ trương chuyển đổi, 2 dự án nhà đầu tư đang đề xuất, 8 dự án được chấp thuận chủ trương.
Theo kế hoạch, năm nay, toàn thành phố sẽ có 12 dự án được hoàn thành, đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, qua kiểm tra thực tế, bên cạnh các dự án triển khai đúng tiến độ, hiện có 9/12 dự án nhà ở thu nhập thấp trên địa bàn thành phố xây dựng chậm so với yêu cầu. Đáng lưu ý là các dự án tại Bắc An Khánh của Tổng Công ty Vinaconex và Tổng Công ty Handico, dự án Thanh Lâm-Đại Thịnh của Tổng Công ty HUD, dự án tại Đông Anh của Handico…
Các dự án nhà xã hội này xa trung tâm, hạ tầng thiếu đồng bộ nên đã có dấu hiệu “hụt hơi,” không được người mua nhà chào đón. Trong khi đó, theo thống kê của Hà Nội, nhu cầu thực tế về nhà ở xã hội đến năm 2020 tăng gần 50% so với Chương trình phát triển nhà ở được Thủ tướng phê duyệt. Khoảng 40.000 người chuyển từ thuê nhà ở công nhân sang thuê mua nhà ở xã hội.
Những động thái trên của thành phố Hà Nội và các chủ đầu tư cho thấy nhu cầu về nhà ở xã hội đang tăng cao. Điều đó cũng khẳng định những tác động tích cực của các văn bản pháp luật về nhà ở và chính sách đối với người thu nhập thấp, đăc biệt là sự hỗ trợ kịp thời của gói cho vay 30 nghìn tỷ đồng đã tác động mạnh vào phân khúc nhà ở thu nhập thấp trên thị trường bất động sản thời gian này.
Những tín hiệu vui
Trên cơ sở những chuyển biến tích cực thời gian qua, năm 2015, nhiều chuyên gia bất động sản dự báo thị trường sẽ có những cải thiện rõ rệt. Các nhà đầu tư nước ngoài chắc chắn sẽ quan tâm nhiều hơn tới thị trường Việt Nam.
Theo dự báo của Công ty CBRE cho các phân khúc, thị trường bất động sản thương mại tăng cao, nhất là nguồn cung phía Tây lớn, tập trung chủ yếu ở các dự án dự kiến hoàn thiện trong năm 2015 tại địa bàn các quận: Cầu Giấy, Từ Liêm, Thanh Xuân.
Ông Richard Leech, Giám đốc Điều hành Công ty CBRE nhận định: năm nay, thị trường bất động sản có diễn biến khác so với những năm trước. Bởi, cuối năm qua, lượng bán hàng tốt, nhiều dự án được đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, thị trường sẽ tăng trưởng từ từ, phát triển bền vững.
Ngoài ra, theo quy định của Luật Nhà ở, từ tháng 7/2015, người nước ngoài được phép mua nhà, sở hữu nhà tại Việt Nam. Khi đó, thị trường sẽ chứng kiến các hoạt động mua, bán sôi động, đặc biệt là phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng.
Mặt khác, hàng loạt các cơ sở hạ tầng trên địa bàn Thủ đô được hoàn thành như cầu Nhật Tân, nhà ga T2 Nội Bài sẽ thu hút được lượng khách du lịch đến với Hà Nội và cũng là những điều kiện hấp dẫn người nước ngoài đến đầu tư ở Việt Nam.
Cũng theo dự đoán của nhiều chuyên gia, phân khúc nhà ở giá trung bình và giá rẻ sẽ tiếp tục là điểm sáng của thị trường bất động sản năm 2015. Lượng cầu và cung tiếp tục tăng.
Chiến lược phát triển nhà ở đến 2020 đã chỉ ra rằng, 10 năm tới, thị trường bất động sản có nhiều tiềm năng để phát triển, bởi thực tế nguồn cung trên thị trường chưa thể đáp ứng, diện tích nhà ở xã hội hiện chỉ đạt khoảng 5-10%. Đây chính là sự bất hợp lý giữa cung và cầu trong phát triển nhà ở tại Việt Nam.
Đánh giá về triển vọng thị trường nhà biệt thự, liền kề, CBRE Việt Nam cho rằng, mức giá thứ cấp sẽ tiếp tục tăng nhẹ, giao dịch sẽ sôi động hơn tại các dự án có tiến độ tốt, gần trung tâm và đồng bộ hạ tầng. Bởi phần lớn người mua nhà liền kề, biệt thự hiện nay đều có nhu cầu mua để sử dụng.
Thời gian qua, hệ thống văn bản pháp luật được hoàn thiện tạo cơ sở minh bạch, bình đẳng, thuận lợi hơn cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp trong năm 2015.
Cụ thể, những cơ chế, chính sách đổi mới trong Luật Kinh doanh Bất động sản vừa qua đã đẩy nhanh tiến độ tái cấu trúc thị trường bất động sản theo hướng chuyên nghiệp hơn. Luật Nhà ở góp phần tăng niềm tin vào thị trường, tạo điều kiện thu hút đầu tư, tăng nguồn cung phân khúc nhà ở giá rẻ và nhà ở thương mại hạng trung. Qua đó, nhu cầu nhà ở của cán bộ công nhân viên chức-lao động được giải quyết tốt.
Theo thống kê của các tổ chức nghiên cứu thị trường, lượng hàng tồn kho của thị trường bất động sản trong năm 2014 giảm gần 40% so với thời điểm cuối năm 2013.
Báo cáo nghiên cứu của Công ty CBRE cho thấy thị trường bất động sản tại Hà Nội diễn ra khá sôi động, 16.200 căn hộ từ 31 dự án được chào bán, con số này so với 2013 tăng gần gấp 3 lần. Số lượng căn hộ đã bán trong năm qua đạt 10.700 căn.
Cũng theo CBRE, giá chào bán thứ cấp căn hộ ở phân khúc trung cấp và cao cấp đều tăng lên trong khi số lượng căn hộ tồn kho tiếp tục giảm. Các dự án ở các quận nội đô thu hút khách mua, giữ mức giá bán sơ cấp cao, tăng khoảng 10-20% so với năm trước. Đối với phân khúc bình dân, các căn hộ được mở bán mới, thời điểm cuối năm, mức giá chào bán cao hơn trước đó từ 5-10% tùy từng vị trí.
Đối với thị trường nhà biệt thự, liền kề, quý 4/2014 cũng bất ngờ xuất hiện hiện tượng tăng giá bán tại một số khu vực và bắt đầu xuất hiện những chuyển động tích cực. Nhiều dự án được mở bán đều đặn với những chương trình khuyến mại, quà tặng lớn, khiến giao dịch được cải thiện rõ nét, nhất là những dự án đã hoàn thiện hạ tầng. Thậm chí, một số dự án ở xa trung tâm đã ngừng triển khai trong thời gian dài cũng khởi động trở lại và mở bán.
Cụ thể, tại khu vực Từ Liêm, mức giá liền kề, biệt thự tăng trung bình 2,5%; quận Cầu Giấy tăng 3,8%, huyện Gia Lâm tăng 3,8%, trong khi đó, huyện Hoài Đức tăng nhiều nhất khoảng 4,9%...
Có thể kể đến một số dự án nhà liền kề, biệt thự có tính thanh khoản cao như Vinhomes Riverside, Garden Villas (quận Long Biên); Gamuda Gardens (quận Hoàng Mai); Viglacera Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm); Khu biệt thự Lâm Viên (huyện Gia Lâm), hay mới đây là Ecopark mở bán nhà phố liền kề thuộc giai đoạn 2B…
Cú hích “nhà ở xã hội”
Ông Lê Văn Dục, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, năm 2014, thành phố đã có 9 dự án nhà xã hội được thành phố chấp thuận đầu tư với 6.146 căn hộ, tương đương 546.598m2 sàn xây dựng.
Thành phố đã chuyển đổi mục đích từ nhà thương mại sang nhà xã hội 19 dự án với tổng số căn hộ dự kiến chuyển đổi khoảng 4.990 căn. Ngoài ra, 3 dự án khác đã được thành phố chấp thuận chủ trương chuyển đổi, 2 dự án nhà đầu tư đang đề xuất, 8 dự án được chấp thuận chủ trương.
Theo kế hoạch, năm nay, toàn thành phố sẽ có 12 dự án được hoàn thành, đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, qua kiểm tra thực tế, bên cạnh các dự án triển khai đúng tiến độ, hiện có 9/12 dự án nhà ở thu nhập thấp trên địa bàn thành phố xây dựng chậm so với yêu cầu. Đáng lưu ý là các dự án tại Bắc An Khánh của Tổng Công ty Vinaconex và Tổng Công ty Handico, dự án Thanh Lâm-Đại Thịnh của Tổng Công ty HUD, dự án tại Đông Anh của Handico…
Các dự án nhà xã hội này xa trung tâm, hạ tầng thiếu đồng bộ nên đã có dấu hiệu “hụt hơi,” không được người mua nhà chào đón. Trong khi đó, theo thống kê của Hà Nội, nhu cầu thực tế về nhà ở xã hội đến năm 2020 tăng gần 50% so với Chương trình phát triển nhà ở được Thủ tướng phê duyệt. Khoảng 40.000 người chuyển từ thuê nhà ở công nhân sang thuê mua nhà ở xã hội.
Những động thái trên của thành phố Hà Nội và các chủ đầu tư cho thấy nhu cầu về nhà ở xã hội đang tăng cao. Điều đó cũng khẳng định những tác động tích cực của các văn bản pháp luật về nhà ở và chính sách đối với người thu nhập thấp, đăc biệt là sự hỗ trợ kịp thời của gói cho vay 30 nghìn tỷ đồng đã tác động mạnh vào phân khúc nhà ở thu nhập thấp trên thị trường bất động sản thời gian này.
Những tín hiệu vui
Trên cơ sở những chuyển biến tích cực thời gian qua, năm 2015, nhiều chuyên gia bất động sản dự báo thị trường sẽ có những cải thiện rõ rệt. Các nhà đầu tư nước ngoài chắc chắn sẽ quan tâm nhiều hơn tới thị trường Việt Nam.
Theo dự báo của Công ty CBRE cho các phân khúc, thị trường bất động sản thương mại tăng cao, nhất là nguồn cung phía Tây lớn, tập trung chủ yếu ở các dự án dự kiến hoàn thiện trong năm 2015 tại địa bàn các quận: Cầu Giấy, Từ Liêm, Thanh Xuân.
Ông Richard Leech, Giám đốc Điều hành Công ty CBRE nhận định: năm nay, thị trường bất động sản có diễn biến khác so với những năm trước. Bởi, cuối năm qua, lượng bán hàng tốt, nhiều dự án được đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, thị trường sẽ tăng trưởng từ từ, phát triển bền vững.
Ngoài ra, theo quy định của Luật Nhà ở, từ tháng 7/2015, người nước ngoài được phép mua nhà, sở hữu nhà tại Việt Nam. Khi đó, thị trường sẽ chứng kiến các hoạt động mua, bán sôi động, đặc biệt là phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng.
Mặt khác, hàng loạt các cơ sở hạ tầng trên địa bàn Thủ đô được hoàn thành như cầu Nhật Tân, nhà ga T2 Nội Bài sẽ thu hút được lượng khách du lịch đến với Hà Nội và cũng là những điều kiện hấp dẫn người nước ngoài đến đầu tư ở Việt Nam.
Cũng theo dự đoán của nhiều chuyên gia, phân khúc nhà ở giá trung bình và giá rẻ sẽ tiếp tục là điểm sáng của thị trường bất động sản năm 2015. Lượng cầu và cung tiếp tục tăng.
Chiến lược phát triển nhà ở đến 2020 đã chỉ ra rằng, 10 năm tới, thị trường bất động sản có nhiều tiềm năng để phát triển, bởi thực tế nguồn cung trên thị trường chưa thể đáp ứng, diện tích nhà ở xã hội hiện chỉ đạt khoảng 5-10%. Đây chính là sự bất hợp lý giữa cung và cầu trong phát triển nhà ở tại Việt Nam.
Đánh giá về triển vọng thị trường nhà biệt thự, liền kề, CBRE Việt Nam cho rằng, mức giá thứ cấp sẽ tiếp tục tăng nhẹ, giao dịch sẽ sôi động hơn tại các dự án có tiến độ tốt, gần trung tâm và đồng bộ hạ tầng. Bởi phần lớn người mua nhà liền kề, biệt thự hiện nay đều có nhu cầu mua để sử dụng.