Thị trường dầu thế giới đang chứng kiến nhiều thay đổi lớn


Trung Quốc và Ấn Độ hiện đang mua ước tính khoảng 90% dầu của Nga. Mỗi ngày, mỗi nước mua khoảng 1,5 triệu thùng dầu của Nga.

Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters

Trung Quốc và Ấn Độ hiện đang mua ước tính khoảng 90% dầu của Nga. Mỗi ngày, mỗi nước mua khoảng 1,5 triệu thùng dầu của Nga.

Nga đã có thể nâng mức xuất khẩu dầu lên ngưỡng trước khi căng thẳng Nga – Ukraine bùng phát vào ngày 24/2/2022, Nga đã có thể làm được điều này khi mà Trung Quốc và Ấn Độ mua mạnh dầu của Nga, theo nội dung bài báo mới được Business Insider đăng tải.

Trong quý đầu của năm 2023, xuất khẩu dầu của Nga đạt tổng số 3,5 triệu thùng/ngày, cao hơn so với ngưỡng 3,35 triệu thùng dầu/ngày cùng kỳ năm trước.

Trung Quốc và Ấn Độ hiện đang mua ước tính khoảng 90% dầu của Nga. Mỗi ngày, mỗi nước mua khoảng 1,5 triệu thùng dầu của Nga, theo số liệu của công ty phân tích dữ liệu về thị trường hàng hóa Kpler.

Lượng dầu mà trước đây Nga xuất sang châu Âu giờ đang chuyển hướng sang Trung Quốc và Ấn Độ. Trước đây, châu Âu từng có nhiều thời điểm mua đến 2/3 lượng dầu xuất khẩu của Nga. Giờ đây tỷ lệ này chỉ còn lại 8%, Kpler cho biết.

“Cả Trung Quốc và Ấn Độ hiện đều đang tận dụng cơ hội mua dầu giá rẻ của Nga”, chuyên gia phân tích về thị trường dầu tại Kpler – ông Matt Smith nói.

Ngoài Trung Quốc và Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Bulgaria cũng là hai nước mua mạnh dầu của Nga.

Từ trước ngày 24/2/2022, Trung Quốc đã mua mạnh dầu của Nga. Trong năm 2021, 25% dầu nhập khẩu của Trung Quốc đến từ Nga, tỷ lệ này tăng dần lên ngưỡng 36%.

Trước thời điểm 24/2/2022, chỉ 1% dầu nhập khẩu của Ấn Độ đến từ Nga, tuy nhiên giờ đây con số này là 51%.

Theo tính toán của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), khối lượng giao dịch thương mại giữa khu vực đồng tiền chung châu Âu và Nga đã giảm nửa tính từ tháng 2/2022, nhập khẩu dầu Nga vào châu Âu giảm sâu sau khi quy định cấm than đá được áp dụng vào tháng 8/2022, cấm nhập khẩu dầu thô vào tháng 12/2022 và các sản phẩm từ dầu vào tháng 2/2023.

Tuy nhiên, nguồn thu mà Nga có được từ xuất khẩu dầu giảm khi giá giảm trong thời gian qua. Cơ quan Thông tin Năng lượng Quốc tế (IEA) vào ngày thứ Sáu công bố doanh thu của Nga từ dầu hiện thấp hơn khoảng 43% so với cùng kỳ năm trước dù khối lượng xuất khẩu được tăng cao hơn.

Tuy nhiên, giá dầu đang tăng trở lại khi mà quá trình mở cửa của kinh tế Trung Quốc tăng tốc hơn đẩy tăng nhu cầu dầu.

Vào đầu tháng này, OPEC+ bất ngờ thông báo cắt giảm sản lượng ước tính khoảng 1 triệu thùng dầu/ngày, còn Nga vẫn công bố hạ sản lượng ước tính 500.000 thùng/ngày đến giữa năm 2023.

Nhu cầu dầu toàn cầu nhiều khả năng sẽ lập kỷ lục trong năm nay, yếu tố này sẽ tạo ra những xáo trộn về giá dầu thô. Giá dầu thô hiện đang đương đầu với nhiều áp lực tăng giá từ các biện pháp giảm nguồn cung, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cảnh báo.

IEA dự báo nhu cầu dầu thô của thế giới sẽ tăng lên ngưỡng kỷ lục 101,9 triệu thùng dầu/ngày trong năm 2023, tăng khoảng 2 triệu thùng dầu/ngày so với năm ngoái.

Nhu cầu dầu của nhóm nền kinh tế mới nổi chiếm ước tính khoảng 87% tăng trưởng nhu cầu trong năm nay, theo IEA công bố. Trong khi đó chỉ riêng Trung Quốc đã chiếm khoảng nửa khi mà kinh tế Trung Quốc vẫn tiếp tục quá trình mở cửa mạnh mẽ.

Trong khi đó, nguồn cung dầu toàn cầu hiện vẫn đang chịu quá nhiều áp lực. OPEC+ vào đầu tháng bất ngờ giảm sản lượng.

“Các yếu tố cân bằng trên thị trường dầu đã bắt đầu thay đổi trong nửa sau năm 2023, hoàn toàn có khả năng sẽ xảy ra thâm hụt nguồn cung. Người tiêu dùng hiện vốn đang chịu áp lực từ lạm phát sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề hơn từ giá dầu cao, đặc biệt người tiêu dùng tại nhóm các nền kinh tế phát triển và đang phát triển”, IEA nhấn mạnh.

Tính từ đầu năm 2023 đến nay, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI đã tăng được 2,4% còn giá dầu chuẩn Brent tăng 1,6%.

Theo Trung Mến/thoidai.com.vn