Bà Nguyễn Hoài Phương, Giám đốc Đầu tư Quỹ VESAF - VinaCapital:
Thị trường sẽ phục hồi theo hướng chậm rãi, bền vững, có sự phân hóa
Thị trường giảm mạnh khiến nhà đầu tư hoang mang không có gì bất thường. Với nhiều nhà đầu tư, đặc biệt nhà đầu tư mới lo lắng hoảng sợ nhưng với nhà đầu tư lâu năm đây không phải lần đầu thị trường sụt giảm. Trong quá khứ có một số lần thị trường sụt giảm mạnh. Định giá, lãi suất, chiến tranh thương mại, dòng tiền…. các yếu tố tạo sự biến động cho thị trường.
Nhìn về xu hướng, sau các đợt biến động đó thị trường Việt Nam luôn hồi phục đi lên những đỉnh mới. Thực tế, những nhà đầu tư nào mua vào ở những giai đoạn đó có hiệu suất đầu tư cao hơn so với chờ đợi mới đầu tư.
Giai đoạn này thừa nhận khó khăn nhưng so sánh với giai đoạn khác thị trường giảm có những điểm khác biệt. 2022 với 2018 định giá hiện một trời một vực, chỉ còn một nửa so với đỉnh 2018.
Về triển vọng của Việt Nam, trong bối cảnh thế giới đối mặt suy thoái chúng ta cũng bị ảnh hưởng. Nhưng nội tại Việt Nam hiện giờ so với 2011 khi thị trường cũng giảm mạnh do yếu tố vĩ mô, bây giờ điều kiện vĩ mô hoàn toàn khác biệt. Chúng ta phải nhìn vào nội tại doanh nghiệp và khả năng chống chịu, có thể nói bây giờ tốt hơn nhiều. Trong ngắn hạn đây là là phép thử, phân loại công ty nào tốt, doanh nghiệp nào không thể vượt qua.
Việc thị trường phản ứng tích cực trở lại có thể xảy ra bất cứ khi nào, phụ thuộc nhiều yếu tố. Năm nay nếu phục hồi sẽ đi theo hướng chậm rãi, bền vững có sự phân hóa. Không lý tưởng cho nhà đầu tư cá nhân, nhất là nhà đầu tư có tư tưởng lướt sóng ngắn hạn, thiếu sự phân tích doanh nghiệp. Tuy nhiên với quỹ đầu tư là cơ hội xem xét một số công ty trong tầm ngắm.
6 tháng cuối năm, chúng tôi vẫn thận trọng vì các nút thắt khiến thị trường sụt giảm chưa được xử lý. Việc quan sát, giữ mức độ phòng thủ, quản lý rủi ro danh mục là cần thiết. Đừng quá quan sát vào VN-Index mà nên nhìn vào nhóm doanh nghiệp cụ thể để lựa chọn cổ phiếu phù hợp với triển vọng lợi nhuận.
Về khối ngoại, trước đây nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt qua quỹ đóng, quy trình đầu tư tham gia thường 5 năm, đa phần là nhà đầu tư châu Âu, Mỹ. 3 năm đổ lại đây xu hướng này không còn và họ vào theo quỹ mở. Và một năm trở lại đây, tiền vào thị trường Việt đến từ châu Á như Đài Loan, Thái Lan… với tầm nhìn đầu tư ngắn hạn hơn nhà đầu tư châu Âu, Mỹ. Thời gian qua họ vào một phần do định giá Việt Nam rẻ. Hiện để đo lường được mức độ họ quay trở lại là khó. Với sự suy thoái kinh tế thế giới thì khó vào ồ ạt được.