Thiếu “cơ chế” để doanh nghiệp tham gia phong trào năng suất xanh
Mặc dù mang lại nhiều giá trị trong việc cải thiện năng suất, tăng trưởng bền vững và môi trường, song số lượng các doanh nghiệp, tổ chức quan tâm và triển khai năng suất xanh tại Việt Nam còn chưa nhiều. Theo các chuyên gia, để khuyến khích doanh nghiệp áp dụng phong trào năng suất xanh cần thiết phải có sự hỗ trợ về cơ chế, chính sách của Nhà nước.
Khái niệm “năng suất xanh” được Tổ chức Năng suất Châu Á – APO đã đưa ra vào năm 1994. Đây được hiểu là một chiến lược nhằm nâng cao năng suất và chất lượng môi trường cho các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội tổng thể. Trong đó, các quan tâm đối với thực trạng và cải thiện môi trường được triển khai. Đảm bảo cho các tính chất trong chất lượng môi trường. Với hoạt động tổ chức trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, các tác hại đến môi trường có thể diễn ra với mức độ nghiêm trọng. Và đảm bảo đi đôi với hiệu quả sản xuất phải là chất lượng môi trường. Năng suất xanh là một chiến lược năng động được thực hiện nhằm kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường để phát triển bền vững. Ngày nay bên cạnh sự phát triển của nền kinh tế thì các yêu cầu về chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Nói cách khác, nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường của người tiêu dùng đang ngày càng trở thành lựa chọn hàng đầu. Chính vì thế, năng suất xanh được phát triển nhằm đáp ứng đòi hỏi này. Điều này có nghĩa áp dụng năng suất xanh cung cấp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ một cách để đạt được lợi thế cạnh tranh bằng cách làm tốt hơn với ít hơn.
Theo TS Hà Minh Hiệp, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường, năng suất xanh được hiểu cụ thể chính là năng suất phải gắn với phát triển bền vững, gắn với bảo vệ môi trường. Năm 2021, Tổng cục đã cùng với tổ chức Năng suất châu Á khảo sát 124 doanh nghiệp Việt Nam về hoạt động năng suất xanh cũng như hiểu biết của doanh nghiệp về kinh tế tuần hoàn gắn với phát triển bền vững. Kết quả cho thấy các doanh nghiệp rất quan tâm đến hệ thống công vụ về năng suất gắn với bảo vệ môi trường. Ví dụ, hơn 50% doanh nghiệp quan tâm, áp dụng những tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ môi trường và khoảng 29% doanh nghiệp thực hiện áp dụng các hệ thống ISO 14.000 liên quan đến hệ thống bảo vệ môi trường, các chỉ tiêu bảo vệ môi trường. Cùng với đó là 70% doanh nghiệp áp dụng hệ thống ISO 26.000 gắn với trách nhiệm xã hội. Khi chúng ta sản xuất kinh doanh thì gắn với trách nhiệm xã hội thì đây cũng là hình thức, hành vi bảo vệ môi trường.
Đặc biệt, có 7% doanh nghiệp bắt đầu áp dụng tiêu chuẩn liên quan đến kinh tế tuần hoàn, ví dụ như BSI 801.000, đây là số liệu được khảo sát sơ bộ và chúng tôi đã cập nhật, báo cáo Tổ chức Năng suất châu Á vào cuối năm 2021.
Tuy nhiên thực tế cho thấy, dù đã “vào” Việt Nam hơn 20 năm, nhưng đến nay việc áp dụng năng suất xanh chưa được cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức quan tâm nhiều. Nguyên nhân là do thiếu các giải pháp về cơ chế chính sách đồng bộ từ kinh doanh, xuất nhập khẩu, tiêu chuẩn đo lường chất lượng, bảo vệ môi trường… khuyến khích doanh, tổ chức tham gia. Chính vì thế, thời gian tới, Tổng cục tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, trong đó rất cần sự phối hợp giữa các cơ quan truyền thông để truyền thông, quảng bá về năng suất xanh, gắn với xu thế về kinh tế tuần hoàn phát triển bền vững hiện nay. Bên cạnh đó, ông Tiệp cho biết, cơ quan quản lý cũng sẽ triển khai các chương trình đào tạo tập huấn ở trong nước và quốc tế thông qua việc học tập các mô hình đã rất thành công ở Nhật, ở Đài Loan trong triển khai phong trào năng suất xanh. Được biết, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình quốc gia về năng suất chất lượng 1322. Theo đó, hiện Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đang tập trung các dự án điểm về năng suất xanh. Trong đó sẽ đề xuất các cơ quan thẩm quyền để xây dựng hình thành hệ thống về pháp luật, chính sách để tạo nền tảng pháp lý vững chắc cho doanh nghiệp, tổ chức tham gia phong trào năng suất xanh tại Việt Nam.