Tiêu chí nào cho “made in Việt Nam”: Made in Vietnam và Hàng Việt Nam
Khi ghi xuất xứ "Made in Vietnam", doanh nghiệp muốn hướng đến các mục tiêu, đó là: uy tín, danh tiếng của sản phẩm và hưởng ưu đãi về thuế.
Như vậy "Made in Vietnam" là tài sản quốc gia, là nguồn gốc của sự sung túc của từng cá nhân, gia đình, doanh nghiệp, sự thịnh vượng của quốc gia trong hiện tại và cả tương lai.
Người Việt dùng hàng Việt là ủng hộ doanh nghiệp làm ăn chân chính. Nhưng cho đến nay, những học giả uy tín vẫn chưa ngồi lại với để thống nhất định nghĩa thương hiệu và hàng loạt khái niệm liên quan trực tiếp rất cần thiết cho giới doanh nhân và các nhà hoạch định chính xác. Việc phân định xuất xứ sản phẩm hàng hoá cũng vậy, vẫn còn hai luồng quan điểm và cách tiếp cận.
Một là từ quan điểm sản xuất truyền thống coi trọng các yếu tố vật lý như dây chuyền sản xuất. Hai là đi từ giá trị sáng tạo, thiết kế, sở hữu trí tuệ và lợi ích sản phẩm phi truyền thống, dịch vụ, chất lượng thẩm mỹ… và thương hiệu.Ngay cả cuộc cách mạng công nghệ số nếu không có ứng dụng thương hiệu thì rất khó quản lý như việc thu thuế cũng không hề dễ dàng, và hàng lang pháp lý để bảo đảm trách nhiệm với người tiêu dùng (như Uber, Airbnb) sẽ rất phức tạp.
Ngày nay, cách công ty khởi nghiệp toàn cầu quan tâm đến ngôn ngữ toàn cầu và thứ hai là “bản quyền và thương hiệu” của chính họ và của từng Start-up thông qua những cơ chế nền tảng khác biệt. Chỉ cần nắm được những điều này họ đã có thể lan truyền và thống trị thế giới, kể cả việc tạo ra một loại tiền tệ mới (như Libra của Facebook) cũng vậy thôi.
Câu chuyện lùm xùm về Asanro chính là minh chứng rõ nét nhất cho việc xuất xứ cần được rõ ràng. Một sản phẩm khác có nhiều thành phần linh kiện, mạch chủ, thiết kế kiểu dáng và gia công tại nhiều nước khác nhau, khi về Việt Nam được lắp ráp cho hoàn chỉnh và doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu Việt Nam như Sunhouse hay Bluestone thì sao? Không thể ghi Made in China, hay Made in Korea được, mà chỉ có cách duy nhất là ghi Made in Vietnam.