Hoàn thành xuất cấp hơn 309 tấn gạo hỗ trợ nhân dân bảo vệ rừng

Hoàn thành xuất cấp hơn 309 tấn gạo hỗ trợ nhân dân bảo vệ rừng

Thực hiện nhiệm vụ được giao, Cục Dự trữ Nhà nước DTNN khu vực Thanh Hóa vừa hoàn thành xong việc xuất kho, giao nhận 309,916 tấn gạo dự trữ quốc gia DTQG đảm bảo đủ số lượng, chất lượng cho nhân dân huyện Mường Lát tỉnh Thanh Hóa để thực hiện công tác bảo vệ và phát triển rừng đợt 4 năm 2023 .
Nợ xấu ngân hàng: Thực trạng và giải pháp

Nợ xấu ngân hàng: Thực trạng và giải pháp

Trong những năm qua, quá trình xử lý nợ xấu ngành Ngân hàng đã đạt được một số thành công, song cũng tồn tại nhiều hạn chế và còn đối mặt với không ít thách thức về nguồn lực xử lý nợ, khuôn khổ pháp lý xử lý tài sản bảo đảm, thị trường mua bán nợ chưa phát triển. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, hoạt động này càng gặp nhiều khó khăn, do thị trường bất động sản “đóng băng” và phần lớn khách hàng doanh nghiệp thiếu đầu ra. Để giải quyết các vấn đề đặt ra, cần triển khai đồng bộ các giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý nợ xấu.
Bổ sung 4.000 tỷ đồng cho Đồng bằng sông Cửu Long phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển

Bổ sung 4.000 tỷ đồng cho Đồng bằng sông Cửu Long phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển

Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung 4.000 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2023 cho các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long để bố trí cho các dự án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển khu vực đồng bằng sông Cửu Long như đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Vai trò của công nghiệp hỗ trợ trong tăng trưởng kinh tế: Trường hợp ngành Ô tô tại Việt Nam

Vai trò của công nghiệp hỗ trợ trong tăng trưởng kinh tế: Trường hợp ngành Ô tô tại Việt Nam

Bài viết sử dụng phương pháp phân tích định tính và thống kê dữ liệu về ngành công nghiệp ô tô nhằm tóm lược những hạn chế làm cản trở sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô. Kết quả phân tích cho thấy một số vấn đề còn tồn tại như: tỷ lệ nội địa hóa nguyên vật liệu thấp, thiếu vốn, công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng, hạn chế về năng lực nghiên cứu và đào tạo. Ngoài ra, dung lượng thị trường ô tô còn nhỏ, hạ tầng giao thông chưa đáp ứng. Qua kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số giải pháp khắc phục những tồn tại để thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành Ô tô tại Việt Nam.
Xây dựng người Hà Nội tiêu biểu cho văn hóa, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam

Xây dựng người Hà Nội tiêu biểu cho văn hóa, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam

Sáng 9/10, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung ương Phạm Minh Chính đã dự Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt, vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2023; phát động phong trào thi đua hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954 – 10/10/2024 .
Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đang giữ một vai trò không thể thiếu trong bối cảnh tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế toàn cầu thông qua các hoạt động xuất khẩu. Bên cạnh những đóng góp tích cực, nhiều dự án FDI đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường tự nhiên, tác động lan tỏa tích cực của FDI cũng còn hạn chế. Bằng phương pháp thống kê mô tả dựa trên các dữ liệu thứ cấp, nghiên cứu này sẽ làm rõ một vài tác động tích cực, cũng như những hạn chế của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam thời gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp để tận dụng những tác động tích cực và hạn chế những rủi ro tiềm ẩn cho nền kinh tế trong việc thu hút FDI đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Cơ hội và giải pháp nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam

Cơ hội và giải pháp nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường chứng khoán là một nhiệm vụ trọng tâm góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng ổn định, bền vững, công khai, minh bạch của thị trường. Để đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài, một trong những yết tố then chốt là nâng hạng thị trường chứng khoán từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi, đây cũng chính là mục tiêu phát triển thị trường chứng khoán trong giai đoạn tới. Dự thảo Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán, đến năm 2030, Bộ Tài chính đề ra mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam lên thị trường mới nổi trước năm 2025. Việc thực hiện các mục tiêu trên sẽ là cơ hội và cũng là thách thức đối với thị trường chứng khoán trong thời gian tới.
Sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các địa phương triển khai dự án nhà ở cho hộ nghèo

Sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các địa phương triển khai dự án nhà ở cho hộ nghèo

Trong thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ xem xét, giải quyết nhanh nhất các đề xuất, kiến nghị cũng như tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các địa phương trong triển khai Dự án 5 - Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
Quản trị Chiến lược phát triển Hải quan Việt Nam đến năm 2030

Quản trị Chiến lược phát triển Hải quan Việt Nam đến năm 2030

Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 tiếp tục xác định con đường xây dựng, phát triển và hiện đại hóa Hải quan Việt Nam đến năm 2030 và các giai đoạn tiếp theo. Để thực hiện thành công các mục tiêu đặt ra, vai trò của quản trị chiến lược rất quan trọng và cần thiết. Quản trị chiến lược phát triển Hải quan là quá trình thực hiện hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra, kiểm soát, giám sát quá trình thực hiện Chiến lược phát triển hải quan; các kế hoạch cải cách, hiện đại hóa trong toàn ngành Hải quan nhằm cụ thể hóa thực hiện Chiến lược trong các giai đoạn đảm bảo chi tiết, khả thi, đồng bộ; nhận diện và dự báo các rủi ro, thách thức trong toàn bộ thời gian thực hiện Chiến lược…
Đánh giá xuất, nhập khẩu Việt Nam - Ấn Độ qua các chỉ số thương mại

Đánh giá xuất, nhập khẩu Việt Nam - Ấn Độ qua các chỉ số thương mại

Nghiên cứu đánh giá thương mại Việt Nam với đối tác Ấn Độ qua chỉ số tương hỗ và chỉ số cường độ thương mại. Thông qua dữ liệu được thu thập trong giai đoạn 2015 – 2021, kết quả cho thấy, tính trung bình chỉ số tương hỗ là 0,91, do đó thương mại 2 nước khá cân bằng giữa xuất và nhập khẩu. Cường độ xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ thấp, tính trung bình là 0,76, cường độ nhập khẩu đạt mức trung bình với bình quân chỉ số là 1. Do vậy, cần thúc đẩy hơn nữa thương mại của 2 nước định hướng theo các mặt hàng dựa vào cán cân thương mại, thông qua ngân hàng đóng vai trò trung gian để giao dịch bằng nội tệ của 2 quốc gia.
Lo rủi ro pháp lý, ngân hàng không dám chia sẻ dữ liệu

Lo rủi ro pháp lý, ngân hàng không dám chia sẻ dữ liệu

Quản lý dữ liệu Big Data là vấn đề sống còn của các ngân hàng trong quá trình chuyển đổi số. Tuy nhiên, các ngân hàng thừa nhận trong hệ thống, dữ liệu không được chia sẻ với nhau, tức dữ liệu được chia mảnh khắp nơi mà không được tập trung.
Tăng cường liên kết, phối hợp giữa hai vùng Trung Bộ và Tây Nguyên trong thúc đẩy phát triển kinh tế hiện nay

Tăng cường liên kết, phối hợp giữa hai vùng Trung Bộ và Tây Nguyên trong thúc đẩy phát triển kinh tế hiện nay

Vùng Trung Bộ và Tây Nguyên được thiên nhiên ưu đãi nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội; là khu vực có vị trí địa lý quan trọng trong bảo đảm an ninh - quốc phòng. Những năm qua, đạt được một số kết quả tích cực, nhưng vẫn còn hạn chế, khoảng cách nhất định trong quá trình xây dựng kinh tế giữa hai vùng, đặt ra yêu cầu thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hoạt động liên kết, hợp tác nhằm khai thác, phát huy mọi nguồn lực, lợi thế để cùng phát triển.
Về quản lý thuế thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay

Về quản lý thuế thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay

Hoạt động thương mại điện tử TMĐT trong những năm qua có sự phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ đã đặt ra bài toán về công tác quản lý cho ngành Thuế. Bài viết này nghiên cứu thực trạng hoạt động quản lý thuế TMĐT để xác định một số khó khăn trong hoạt động quản lý thuế, phân tích nguyên nhân, từ đó giúp cho việc thu đúng, thu đủ thuế TMĐT trở nên dễ dàng hơn, góp phần đảm bảo nguồn thu và tránh thất thu ngân sách nhà nước.
Định hướng thúc đẩy phát triển kinh tế ban đêm tại Việt Nam

Định hướng thúc đẩy phát triển kinh tế ban đêm tại Việt Nam

Khái niệm “kinh tế ban đêm” xuất hiện từ những năm cuối thế kỷ XX, tạo ra bước chuyển lớn cho các ngành du lịch, dịch vụ, giải trí, văn hóa ở nhiều quốc gia trên thế giới phát triển. Không những vậy, kinh tế ban đêm có những đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế, xã hội nói chung của nhiều quốc gia, trong đó có Anh, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc... Việt Nam đã hội tụ nhiều điều kiện để phát triển kinh tế ban đêm nhờ nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú; văn hóa nghệ thuật và ẩm thực đặc sắc. Năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 27/7/2020 phê duyệt Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam. Bài viết tổng hợp khái quát các vấn đề xoay quanh kinh tế ban đêm và cơ hội phát triển kinh tế ban đêm tại Việt Nam.
Cơ chế điều chỉnh biên giới Carbon của Liên minh châu Âu và khả năng ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam

Cơ chế điều chỉnh biên giới Carbon của Liên minh châu Âu và khả năng ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam

Từ năm 2026, Việt Nam sẽ đối mặt với rủi ro khi chi phí xuất khẩu một số mặt hàng sang thị trường Liên minh châu Âu tăng vọt dưới tác động của Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon. Chính sách của Liên minh châu Âu được dự báo là có thể tác động đến kinh tế Việt Nam trong dài hạn khi cơ chế này đi vào giai đoạn triển khai đầy đủ. Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ thảo luận chính sách thuế carbon của Liên minh châu Âu để có thể thúc đẩy Chính phủ Việt Nam áp dụng nghiêm ngặt chính sách môi trường đối với các ngành công nghiệp trong nước và thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước có thể thực hiện cắt giảm phát thải carbon trước khi nhiều thị trường khác cũng theo đuổi chính sách tương tự như Liên minh châu Âu.