Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đang giữ một vai trò không thể thiếu trong bối cảnh tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế toàn cầu thông qua các hoạt động xuất khẩu. Bên cạnh những đóng góp tích cực, nhiều dự án FDI đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường tự nhiên, tác động lan tỏa tích cực của FDI cũng còn hạn chế. Bằng phương pháp thống kê mô tả dựa trên các dữ liệu thứ cấp, nghiên cứu này sẽ làm rõ một vài tác động tích cực, cũng như những hạn chế của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam thời gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp để tận dụng những tác động tích cực và hạn chế những rủi ro tiềm ẩn cho nền kinh tế trong việc thu hút FDI đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Đánh giá xuất, nhập khẩu Việt Nam - Ấn Độ qua các chỉ số thương mại

Đánh giá xuất, nhập khẩu Việt Nam - Ấn Độ qua các chỉ số thương mại

Nghiên cứu đánh giá thương mại Việt Nam với đối tác Ấn Độ qua chỉ số tương hỗ và chỉ số cường độ thương mại. Thông qua dữ liệu được thu thập trong giai đoạn 2015 – 2021, kết quả cho thấy, tính trung bình chỉ số tương hỗ là 0,91, do đó thương mại 2 nước khá cân bằng giữa xuất và nhập khẩu. Cường độ xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ thấp, tính trung bình là 0,76, cường độ nhập khẩu đạt mức trung bình với bình quân chỉ số là 1. Do vậy, cần thúc đẩy hơn nữa thương mại của 2 nước định hướng theo các mặt hàng dựa vào cán cân thương mại, thông qua ngân hàng đóng vai trò trung gian để giao dịch bằng nội tệ của 2 quốc gia.
Cơ chế điều chỉnh biên giới Carbon của Liên minh châu Âu và khả năng ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam

Cơ chế điều chỉnh biên giới Carbon của Liên minh châu Âu và khả năng ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam

Từ năm 2026, Việt Nam sẽ đối mặt với rủi ro khi chi phí xuất khẩu một số mặt hàng sang thị trường Liên minh châu Âu tăng vọt dưới tác động của Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon. Chính sách của Liên minh châu Âu được dự báo là có thể tác động đến kinh tế Việt Nam trong dài hạn khi cơ chế này đi vào giai đoạn triển khai đầy đủ. Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ thảo luận chính sách thuế carbon của Liên minh châu Âu để có thể thúc đẩy Chính phủ Việt Nam áp dụng nghiêm ngặt chính sách môi trường đối với các ngành công nghiệp trong nước và thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước có thể thực hiện cắt giảm phát thải carbon trước khi nhiều thị trường khác cũng theo đuổi chính sách tương tự như Liên minh châu Âu.
Hiệp định EVFTA và vấn đề đặt ra với xuất khẩu nông sản của Việt Nam

Hiệp định EVFTA và vấn đề đặt ra với xuất khẩu nông sản của Việt Nam

Liên minh châu Âu EU là thị trường lớn với nhu cầu nhập khẩu nông sản đứng đầu thế giới. Thị trường EU đặc biệt ưa chuộng các mặt hàng nông sản từ vùng nhiệt đới. Đây là lợi thế đối với xuất khẩu nông sản Việt Nam. Từ năm 2018, Hiệp định thương mại tự do EU – Việt Nam EVFTA với phạm vi và mức độ cam kết rộng là cơ hội lớn đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam. Bài viết tập trung phân tích đặc điểm của thị trường EU, vai trò của EVFTA và một số điểm cần lưu ý đối với hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường này.
Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đang giữ một vai trò không thể thiếu trong bối cảnh tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế toàn cầu thông qua các hoạt động xuất khẩu. Bên cạnh những đóng góp tích cực, nhiều dự án FDI đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường tự nhiên, tác động lan tỏa tích cực của FDI cũng còn hạn chế. Bằng phương pháp thống kê mô tả dựa trên các dữ liệu thứ cấp, nghiên cứu này sẽ làm rõ một vài tác động tích cực, cũng như những hạn chế của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam thời gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp để tận dụng những tác động tích cực và hạn chế những rủi ro tiềm ẩn cho nền kinh tế trong việc thu hút FDI đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Hoàn thiện khung pháp lý về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực hải quan

Hoàn thiện khung pháp lý về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực hải quan

Để pháp luật về hải quan và các quy định quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thực thi nghiêm minh, đạt hiệu lực, hiệu quả cao trong thực tế; góp phần quan trọng để xây dựng môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các chủ thể tham gia hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa thì một trong những công cụ cần đến là xử phạt vi phạm hành chính. Bài viết này đề cập đến đặc điểm công tác xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực hải quan, thực trạng quy định pháp luật và một số giải pháp.
Quản lý chặt chẽ vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất thủy sản phục vụ xuất khẩu

Quản lý chặt chẽ vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất thủy sản phục vụ xuất khẩu

Nhằm khẩn trương khắc phục các sai lỗi về hệ thống kiểm soát, tiếp tục duy trì uy tín chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản của Việt Nam, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NN&PTNT Lê Minh Hoan đã ra Chỉ thị số 6433/CT-BNN-CCPT về việc tăng cường quản lý, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thủy sản phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Giải pháp khơi thông “điểm nghẽn” đầu tư công

Giải pháp khơi thông “điểm nghẽn” đầu tư công

Trong bối cảnh cả sản xuất công nghiệp và xuất khẩu đang sụt giảm, thị trường vốn tắc nghẽn thì đầu tư công đóng vai trò then chốt, giải ngân vốn đầu tư công là một giải pháp quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm gánh nặng vốn vào hệ thống ngân hàng và thị trường tiền tệ. Mặc dù, Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đầu tư, song tốc độ giải ngân vốn đầu tư công vẫn chậm, chưa đạt được kết quả như mong muốn. Để đẩy nhanh giải ngân và tăng cường vốn đầu tư công cần giải pháp tổng thể cả về thể chế, chính sách và tổ chức triển khai giúp khơi thông các “điểm nghẽn” và tăng cường hiệu quả đầu tư công trong thời gian tới.
Quản trị chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu ngành Dệt may

Quản trị chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu ngành Dệt may

Ngành Công nghiệp Dệt may Việt Nam đã và đang có những bước phát triển mạnh mẽ và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Trong tất cả các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu hiện nay, Dệt may là ngành có kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng cao và là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực, giữ vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế, chiếm 12-16% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Bài viết trao đổi tổng quan về quản trị chuỗi cung ứng, thực trạng chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu ngành Dệt may, từ đó đưa ra một số đề xuất đối với quản trị chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu của Ngành này trong thời gian tới.
Thuế bảo vệ môi trường đối với túi ni lông

Thuế bảo vệ môi trường đối với túi ni lông

Trước những thắc mắc, đề nghị hướng dẫn về thuế bảo vệ môi trường đối với túi ni lông của doanh nghiệp xuất khẩu, tại Công văn số 4831/TCHQ-TXNK năm 2023 về thuế bảo vệ môi trường BVMT , Tổng cục Hải quan đã có ý kiến trả lời cụ thể về vấn đề này.
Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đang giữ một vai trò không thể thiếu trong bối cảnh tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế toàn cầu thông qua các hoạt động xuất khẩu. Bên cạnh những đóng góp tích cực, nhiều dự án FDI đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường tự nhiên, tác động lan tỏa tích cực của FDI cũng còn hạn chế. Bằng phương pháp thống kê mô tả dựa trên các dữ liệu thứ cấp, nghiên cứu này sẽ làm rõ một vài tác động tích cực, cũng như những hạn chế của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam thời gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp để tận dụng những tác động tích cực và hạn chế những rủi ro tiềm ẩn cho nền kinh tế trong việc thu hút FDI đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Xuất khẩu khởi sắc tạo động lực mạnh mẽ cho nền kinh tế

Xuất khẩu khởi sắc tạo động lực mạnh mẽ cho nền kinh tế

ĐCSVN – Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá đã liên tục có dấu hiệu khởi sắc. Điều này này cho thấy, chúng ta đã nỗ lực hết sức và đây cũng là kết quả từ nội lực của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp rất nhiều khó khăn, biến động.