Nghiên cứu về điểm số thuận lợi kinh doanh ở Việt Nam thông qua mô hình đa nhân tố

Nghiên cứu về điểm số thuận lợi kinh doanh ở Việt Nam thông qua mô hình đa nhân tố

Trong thời gian qua, Việt Nam luôn là điểm sáng trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI trong khu vực châu Á, đồng thời luôn xác định FDI là một trong những thành phần kinh tế quan trọng trong phát triển đất nước. Tuy nhiên, để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong kinh doanh và thu hút nhiều vốn FDI, cần phải đo lường và đánh giá tác động của các yếu tố đến Điểm số thuận lợi kinh doanh DB score , bởi đây là yếu tố mà các nhà đầu tư nước ngoài thường quan tâm để tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh. Thông qua mô hình kinh tế lượng đa nhân tố, tác giả đã tiến hành nghiên cứu và kết quả cho thấy: Cần xem xét để đánh giá tác động từ nhiều yếu tố đến hệ số DB-score trong nước. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy trong mô hình 4 nhân tố: FDI đăng ký và xuất khẩu có mối tương quan thuận với điểm DB, trong khi CPI và Nhập khẩu có mối tương quan nghịch với điểm DB.
Xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh mới:  Thách thức và giải pháp

Xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh mới: Thách thức và giải pháp

Thời gian qua, các đợt dịch COVID-19 bùng phát trên quy mô toàn cầu đã khiến cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam gặp nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, xét về tổng thể, xuất khẩu vẫn đạt kết quả khá ấn tượng, tiếp tục trở thành động lực tăng trưởng của nền kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh và căng thẳng địa chính trị trên toàn cầu. Bài viết trao đổi về thực trạng, thách thức của xuất khẩu Việt Nam, từ đó đưa ra một số đề xuất cho giai đoạn tới.
Tăng tốc xuất khẩu nông sản cuối năm

Tăng tốc xuất khẩu nông sản cuối năm

Với mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả năm 2022 đạt khoảng 55 tỷ USD - cao hơn Chính phủ giao 5 tỷ USD, trong quý IV/2022, ngành Nông nghiệp đang đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh. Trong đó, tập trung mọi nguồn lực để tăng tốc trong hoạt động xuất khẩu theo hướng gia tăng các mặt hàng nông sản chế biến sâu, chất lượng cao vào những thị trường trọng điểm.
Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo Việt Nam

Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có nền nông nghiệp lâu đời. Lúa gạo không chỉ đảm bảo cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, mà còn là thế mạnh xuất khẩu, đóng góp lớn vào GDP của quốc gia. Bài viết nghiên cứu về tình hình xuất khẩu gạo thời gian qua, những cơ hội và thách thức trong thời gian tới, đưa ra một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo, đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế.
Cần Thơ: Tham gia sản xuất theo chuỗi giá trị giúp hợp tác xã nâng cao giá trị nông sản

Cần Thơ: Tham gia sản xuất theo chuỗi giá trị giúp hợp tác xã nâng cao giá trị nông sản

Chủ tịch Liên minh HTX TP. Cần Thơ Nguyễn Ðức Phương cho biết, việc tham gia sản xuất theo chuỗi giá trị đã giúp cho HTX tiết giảm chi phí sản xuất kinh doanh và thu nhập của thành viên sẽ tăng từ 10% trở lên. Cùng đó, chất lượng và giá trị sản phẩm nông sản được nâng lên; đồng thời, góp phần hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung có quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Nông dân Ðắk Nông mong có mã vùng trồng sầu riêng

Nông dân Ðắk Nông mong có mã vùng trồng sầu riêng

Xuất khẩu chính ngạch sầu riêng vào thị trường Trung Quốc là cơ hội để tăng giá trị sản phẩm, giảm bớt phụ thuộc vào các thương lái. Để xuất khẩu chính ngạch, trước hết, nông dân phải sản xuất sầu riêng bảo đảm chất lượng, phải có mã vùng trồng.
Cần chuyển đổi sang nền nông nghiệp carbon thấp

Cần chuyển đổi sang nền nông nghiệp carbon thấp

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, sự tăng trưởng ấn tượng của ngành Nông nghiệp Việt Nam và khả năng cạnh tranh xuất khẩu của ngành này đang bị đe dọa bởi tình trạng suy thoái môi trường và tác động của biến đổi khí hậu. Nông nghiệp cũng là một nhân tố lớn góp phần vào việc phát thải khí nhà kính ở Việt Nam Vì vậy, Việt Nam cần chuyển đổi sang sản xuất lúa carbon thấp như một bước tiến tới chuyển đổi nông nghiệp carbon thấp bền vững.
Cải cách, hiện đại hóa trong quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

Cải cách, hiện đại hóa trong quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

Quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành Hải quan. Đặc biệt, trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hải quan nói chung và công tác quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nói riêng là hết sức cần thiết để phù hợp với các chuẩn mực của Tổ chức Hải quan Thế giới.
Vé xuất ngoại cho sầu riêng

xuất ngoại cho sầu riêng

Xuất khẩu chính ngạch sầu riêng vào thị trường Trung Quốc là cơ hội để tăng giá trị sản phẩm, giảm bớt phụ thuộc vào các thương lái. Thế nhưng, muốn làm được điều này, trước hết, nông dân phải sản xuất sầu riêng bảo đảm chất lượng, phải có mã vùng trồng.
THACO INDUSTRIES đẩy mạnh sản xuất, nỗ lực hoàn thành kế hoạch năm 2022

THACO INDUSTRIES đẩy mạnh sản xuất, nỗ lực hoàn thành kế hoạch năm 2022

Trong 9 tháng đầu năm 2022, tổng doanh thu của THACO INDUSTRIES đạt hơn 8.200 tỷ đồng, chiếm 63% doanh thu dự kiến cả năm. Trong đó, doanh thu xuất khẩu đạt gần 150 triệu USD với các sản phẩm chủ lực là: sơ mi rơ moóc, nhíp, cản xe, dây điện, áo ghế, khung xương ghế, linh kiện cơ khí, linh kiện nhựa - composite, thiết bị công nghiệp…
Thuận tiện hóa hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài xuất cảnh

Thuận tiện hóa hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài xuất cảnh

Theo Bộ Tài chính, chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng GTGT cho người nước ngoài xuất cảnh là phù hợp với thông lệ quốc tế, điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam. Qua đó, thúc đẩy người nước ngoài tăng chi tiêu mua hàng hóa tại Việt Nam, góp phần phát triển du lịch, xuất khẩu hàng hóa, quảng bá văn hóa dân tộc và hội nhâp quốc tế.
Nâng chất lượng tôm xuất khẩu ở đồng bằng sông Cửu Long

Nâng chất lượng tôm xuất khẩu ở đồng bằng sông Cửu Long

Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển ngành tôm, nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long, nơi chiếm 95% sản lượng tôm, cũng là trung tâm của các nhà máy chế biến. Tại đây, ngành tôm phát triển cả về quy mô, kỹ thuật và chất lượng theo hướng hiện đại và bảo vệ môi trường.
Xây dựng chuỗi cung ứng gỗ hợp pháp gắn với quản lý rừng bền vững

Xây dựng chuỗi cung ứng gỗ hợp pháp gắn với quản lý rừng bền vững

Phát biểu tại Hội thảo: “Chuỗi giá trị lâm sản và thực thi Hiệp định VPA/FLEGT” do tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ phối hợp Tổng Cục Lâm nghiệp Việt Nam tổ chức tại Đồng Nai mới đây, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam Viforest Ngô Sỹ Hoài chia sẻ, đến nay, hầu hết các doanh nghiệp ngành Gỗ đều đã tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về gỗ hợp pháp và đang mong chờ được cấp giấy phép FLEGT để xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ vào thị trường EU...
 Thị trường xuất khẩu gạo năm 2023 diễn biến ra sao?

Thị trường xuất khẩu gạo năm 2023 diễn biến ra sao?

Với nhiều yếu tố thuận lợi, xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2022 dự báo sẽ tiếp tục tăng trong quý IV, sản lượng gạo xuất khẩu có nhiều khả năng sẽ cán mốc 6,5 triệu tấn vào cuối năm, kim ngạch xuất khẩu có thể đạt 3,3 tỷ USD.