Toàn cảnh khủng hoảng nợ tại châu Âu

Theo Vnexpress

Hy Lạp là “cái nôi” của khủng hoảng và bóng đen nợ nần vẫn tiếp tục lan rộng ra khắp châu Âu.

Những tin xấu liên quan đến tình hình Hy Lạp và Bồ Đào Nha đang tạo nên một bầu không khí hoảng loạn trên thị trường tài chính quốc tế. Theo kết luận của giới bình luận thì khi nào ngân sách nhà nước của các thành viên EU còn nằm ngoài tầm kiểm soát, châu Âu vẫn tiếp tục trong tư thế báo động đỏ đối với các thị trường.

Theo quy định, tỷ lệ nợ công tối đa đối với một quốc gia thành viên của khối sử dụng đồng euro là 60% GDP trong khi thâm hụt ngân sách hàng năm không được vượt quá 3%. Tuy nhiên, trên thực tế, chỉ có 2 trong số 16 quốc gia thuộc khu vực đồng tiền chung đáp ứng đầy đủ những tiêu chí này là Phần Lan và Luxembourg. Chính sự vượt rào “tập thể” này là một nguyên nhân quan trọng khiến châu Âu rơi vào cuộc khủng hoảng nợ hiện nay.

Tỷ lệ nợ công so với GDP tại châu Âu. Ảnh: BBC
Tỷ lệ nợ công so với GDP tại châu Âu. Ảnh: BBC

Nhìn tổng thể, khó có quốc gia nào tại châu Âu có thể so sánh với Hy Lạp về mức độ “chúa chổm” với số nợ lên tới 115,1% GDP (2009) và thâm hụt ngân sách ở mức 13,6% tổng sản phẩm quốc nội. Tình trạng thu không đủ chi cũng diễn biến khá nghiêm trọng tại Tây Ban Nha với mức thâm hụt tương đương 11,2% GDP. Trong khi đó, nếu so sánh riêng về tỷ lệ nợ quốc gia so với tổng thu nhập, Italy thậm chí còn bi đát hơn cả Hy Lạp. Tuy không nằm trong khối nhưng do có liên quan mật thiết về kinh tê - xã hội, tỷ lệ nợ 68,1% GDP và thâm hụt 11,5% tại Anh cũng không khỏi khiến các quốc gia dùng đồng euro phải lo lắng.

Thâm hụt ngân sách tại các quốc gia châu Âu. Ảnh: BBC

Thâm hụt ngân sách so với GDP tại các quốc gia châu Âu. Ảnh: BBC

Tổng quy mô kinh tế các quốc gia sử dụng đồng euro chiếm khoảng 75% khối EU (khoảng 15% GDP toàn thế giới). Nếu chỉ so sánh về quy mô, Đức là nền kinh tế số một châu Âu, tiếp đó là Anh, Pháp, Italy trong khi Malta nhỏ nhất trong khu vực. Tuy nhiên, nếu nhìn vào mức GDP trên đầu người, Luxembourg mới là số một tại châu Âu.

GDP và GDP trên đầu người tại châu Âu. Ảnh: BBC

 

So sánh GDP trên đầu người tại châu Âu. Số liệu: Eurostat

.GDP tại GDP trên đầu người tại châu Âu. Ảnh: BBC

Số liệu của Eurostat cho thấy tất cả các nền kinh tế trong khu vực eurozone đều tăng trưởng âm trong năm 2009. Nếu so sánh với giai đoạn này, kinh tế châu Âu hiện đã được cải thiện đôi chút. GDP toàn khối tăng 0,2% trong quý I/2010, theo số liệu của cơ quan thống kê châu Âu Eurostat. Tuy nhiên, nếu nhìn vào từng nền kinh tế riêng biệt, nguy cơ suy thoái kép vẫn hiển hiện tại Cộng hòa Ireland, Hy Lạp, Đảo Síp và Luxembourg.

 

Tăng trưởng kinh tế trong quý I/2010. Số liệu: Eurostat

Các nền kinh tế trong khu vực eurozone đều tăng trưởng âm trong năm 2009

 

Ảnh: BBC
Tăng trưởng kinh tế trong quý I/2010 tại châu Âu. Ảnh: BBC

Cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay tiếp tục nối dài chuỗi ngày khó khăn trên thị trường việc làm tại Cựu lục địa. Tính đến tháng 3, tỷ lệ thất nghiệp trong khu vực eurozone đạt 10%. Tây Ban Nha là quốc gia khó tìm việc nhất cho giới trẻ khi tỷ lệ thất nghiệp trong nhóm này lên tới 40%. Tỷ lệ này cũng lên tới 2 con số tại Slovakia, Cộng hòa Ireland, Bồ Đào Nha, Hy Lạp và Pháp. Hà Lan là quốc gia có thị trường lao động dễ chịu nhất với mức thất nghiệp chỉ là 4,1%. 

  Tình trạng thất nghiệp. Số liệu: Eurostat

Thu nhập bình quân của người lao động toàn thời gian tại châu Âu trong năm 2009 (đơn vị: EUR, số liệu của Eurostat).

 

Ảnh: BBC

Tình trạng thất nghiệp tại châu Âu trong quý I/2010. Ảnh: BBC