Trốn đóng bảo hiểm xã hội như hành vi trốn thuế
(Tài chính) Tại buổi thảo luận ở tổ về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) (sửa đổi) nhiều ý kiến tán thành với việc sửa đổi luật nhằm bảo đảm quyền lợi của người lao động, góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về an sinh xã hội. Để thực hiện được điều này, một trong những giải pháp được nhiều ý kiến đưa ra là dự thảo luật cần có những quy định cụ thể để xử lý nghiêm hành vi trốn đóng BHXH.
BHXH là chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế - xã hội. Mục tiêu cơ bản mà dự án luật BHXH (sửa đổi) lần này hướng tới là bảo đảm an sinh xã hội cho người dân thông qua việc bổ sung, điều chỉnh chính sách để mở rộng nhanh hơn diện bao phủ BHXH. Nhà nước có chính sách để khuyến khích, hỗ trợ lao động trong khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện, hướng tới mục tiêu năm 2020 có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia BHXH…
Nhận định về tổng thể của BHXH dưới góc nhìn của Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Lê Minh Thông thì đó là bức tranh “giông bão”, giông bão từ đầu vào đến đầu ra. Người đóng, người hưởng và người quản lý, chỗ nào cũng có vấn đề. Vì vậy, việc sửa đổi luật để khắc phục những tồn tại trong lĩnh vực này là điều hết sức cần thiết.
Thời gian qua, việc nâng tuổi nghỉ hưu đã trở thành nội dung được rất nhiều người quan tâm. Để bảo đảm cân đối quỹ bảo hiểm hưu trí, dự thảo Luật đã bổ sung quy định về lộ trình tăng thời gian đóng BHXH để được hưởng lương hưu của người lao động. Vấn đề này hiện có hai loại ý kiến thứ nhất: tán thành với dự thảo Luật quy định về lộ trình tăng thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu. Theo phương án này, thì phải đến năm 2031 (sau 15 năm) thì tuổi nghỉ hưu của nữ mới đạt 60 tuổi và đến năm 2022 (sau 6 năm) thì tuổi nghỉ hưu của nam mới đạt 62 tuổi.
Loại ý kiến thứ hai: Đề nghị thực hiện Điều 187 của Bộ luật Lao động đó là, nâng tuổi nghỉ hưu đối với người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác. Về vấn đề này, Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Lê Minh Thông cho rằng, riêng quan hệ lao động thì phải lấy Bộ luật Lao động để làm căn cứ, nền tảng. Các luật khác trong đó có Luật BHXH không thể tự quy định tuổi vào trong luật. Đề nghị thực hiện đúng Bộ luật Lao động, Điều 187 của Bộ luật Lao động đã quy định nâng tuổi nghỉ hưu cho một số đối tượng thì Chính phủ nhanh chóng có nghị định quy định cụ thể cho từng loại đối tượng cho rõ ràng để sớm đưa quy định này vào cuộc sống. Còn việc đề nghị tăng tuổi nghỉ hưu như trong dự thảo luật là không có căn cứ.
Dẫn chứng có một số nước trên thế giới tăng tuổi nghỉ hưu để giải quyết vấn đề dân số già như ở Nhật Bản, Phó chủ nhiệm Lê Minh Thông phân tích, tuổi thọ của người Nhật Bản cao, nếu cứ quy định như ở nước ta thì nguy cơ vỡ Quỹ bảo hiểm là hiện hữu, do vậy, Nhật Bản trả lương hưu vào ngay lương cho người lao động. Tức là trong lương của người lao động khi ấy đã gồm lương bảo hiểm. Trong khi đó, thời kỳ dân số vàng của chúng ta đã qua rồi, nước ta đang trên đường tiến tới một đất nước có dân số già, với cách trả bảo hiểm như hiện nay không có quỹ nào chịu nổi, không có nhà nước nào có thể gánh đầy đủ trách nhiệm chăm sóc an sinh xã hội cho người đã ra khỏi quan hệ lao động chính thức, Phó chủ nhiệm Lê Minh Thông nhấn mạnh.
Mở rộng đối tượng đóng BHXH là cần thiết nhưng nhưng cần phải hết sức cân nhắc. Lý giải cho vấn đề này, có ý kiến cho rằng, BHXH khác bảo hiểm y tế, đối với BHXH thì chủ sử dụng lao động phải đóng rất nhiều, người lao động chỉ đóng một phần nhỏ, người sử dụng phải đóng tới 14%. Vì vậy, việc mở rộng đối tượng này thì cần phải hết sức cân nhắc vì ai sẽ là người gánh mức đóng 14%? Liệu có tính khả thi không?
Thể hiện sự không đồng tình với việc mở rộng đối tượng là người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, Phó chủ nhiệm Lê Minh Thông đặt câu hỏi, thế nào là công chức cơ sở? Khi đề cập đến vấn đề này thì dựa trên cơ sở, nền tảng pháp lý nào? Nếu đưa thêm đối tượng này vào thì chúng ta thêm khoảng trên 2 triệu người nữa, nhà nước lấy ngân sách đâu để xử lý những vấn đề phát sinh và dễ dẫn đến nguy cơ Quỹ BHXH sẽ bị “thủng”.
Thực tế cho thấy, thời gian qua việc thu chi bảo hiểm còn nhiều bất cập, việc quản lý chưa chặt chẽ đã ảnh hưởng không nhỏ đến Quỹ BHXH. Câu hỏi đặt ra là cần phải làm gì để khắc phục được tồn tại này? Nhiều ý kiến cho rằng, dự thảo luật lần này cần có quy định chặt chẽ để buộc người sử dụng lao động đóng bảo hiểm cho người lao động.
Về vấn đề này, đại biểu Quốc hội Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) cho rằng, cần phải có chế tài áp dụng đối với những trường hợp trốn đóng BHXH. Cùng với đó, Phó chủ nhiệm Lê Minh Thông đề xuất nên có một lực lượng thanh tra chuyên ngành đủ mạnh để xử lý hành vi trốn đóng BHXH. Và nên coi trốn đóng BHXH như là hành vi trốn thuế.
Nhận định về tổng thể của BHXH dưới góc nhìn của Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Lê Minh Thông thì đó là bức tranh “giông bão”, giông bão từ đầu vào đến đầu ra. Người đóng, người hưởng và người quản lý, chỗ nào cũng có vấn đề. Vì vậy, việc sửa đổi luật để khắc phục những tồn tại trong lĩnh vực này là điều hết sức cần thiết.
Thời gian qua, việc nâng tuổi nghỉ hưu đã trở thành nội dung được rất nhiều người quan tâm. Để bảo đảm cân đối quỹ bảo hiểm hưu trí, dự thảo Luật đã bổ sung quy định về lộ trình tăng thời gian đóng BHXH để được hưởng lương hưu của người lao động. Vấn đề này hiện có hai loại ý kiến thứ nhất: tán thành với dự thảo Luật quy định về lộ trình tăng thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu. Theo phương án này, thì phải đến năm 2031 (sau 15 năm) thì tuổi nghỉ hưu của nữ mới đạt 60 tuổi và đến năm 2022 (sau 6 năm) thì tuổi nghỉ hưu của nam mới đạt 62 tuổi.
Loại ý kiến thứ hai: Đề nghị thực hiện Điều 187 của Bộ luật Lao động đó là, nâng tuổi nghỉ hưu đối với người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác. Về vấn đề này, Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Lê Minh Thông cho rằng, riêng quan hệ lao động thì phải lấy Bộ luật Lao động để làm căn cứ, nền tảng. Các luật khác trong đó có Luật BHXH không thể tự quy định tuổi vào trong luật. Đề nghị thực hiện đúng Bộ luật Lao động, Điều 187 của Bộ luật Lao động đã quy định nâng tuổi nghỉ hưu cho một số đối tượng thì Chính phủ nhanh chóng có nghị định quy định cụ thể cho từng loại đối tượng cho rõ ràng để sớm đưa quy định này vào cuộc sống. Còn việc đề nghị tăng tuổi nghỉ hưu như trong dự thảo luật là không có căn cứ.
Dẫn chứng có một số nước trên thế giới tăng tuổi nghỉ hưu để giải quyết vấn đề dân số già như ở Nhật Bản, Phó chủ nhiệm Lê Minh Thông phân tích, tuổi thọ của người Nhật Bản cao, nếu cứ quy định như ở nước ta thì nguy cơ vỡ Quỹ bảo hiểm là hiện hữu, do vậy, Nhật Bản trả lương hưu vào ngay lương cho người lao động. Tức là trong lương của người lao động khi ấy đã gồm lương bảo hiểm. Trong khi đó, thời kỳ dân số vàng của chúng ta đã qua rồi, nước ta đang trên đường tiến tới một đất nước có dân số già, với cách trả bảo hiểm như hiện nay không có quỹ nào chịu nổi, không có nhà nước nào có thể gánh đầy đủ trách nhiệm chăm sóc an sinh xã hội cho người đã ra khỏi quan hệ lao động chính thức, Phó chủ nhiệm Lê Minh Thông nhấn mạnh.
Mở rộng đối tượng đóng BHXH là cần thiết nhưng nhưng cần phải hết sức cân nhắc. Lý giải cho vấn đề này, có ý kiến cho rằng, BHXH khác bảo hiểm y tế, đối với BHXH thì chủ sử dụng lao động phải đóng rất nhiều, người lao động chỉ đóng một phần nhỏ, người sử dụng phải đóng tới 14%. Vì vậy, việc mở rộng đối tượng này thì cần phải hết sức cân nhắc vì ai sẽ là người gánh mức đóng 14%? Liệu có tính khả thi không?
Thể hiện sự không đồng tình với việc mở rộng đối tượng là người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, Phó chủ nhiệm Lê Minh Thông đặt câu hỏi, thế nào là công chức cơ sở? Khi đề cập đến vấn đề này thì dựa trên cơ sở, nền tảng pháp lý nào? Nếu đưa thêm đối tượng này vào thì chúng ta thêm khoảng trên 2 triệu người nữa, nhà nước lấy ngân sách đâu để xử lý những vấn đề phát sinh và dễ dẫn đến nguy cơ Quỹ BHXH sẽ bị “thủng”.
Thực tế cho thấy, thời gian qua việc thu chi bảo hiểm còn nhiều bất cập, việc quản lý chưa chặt chẽ đã ảnh hưởng không nhỏ đến Quỹ BHXH. Câu hỏi đặt ra là cần phải làm gì để khắc phục được tồn tại này? Nhiều ý kiến cho rằng, dự thảo luật lần này cần có quy định chặt chẽ để buộc người sử dụng lao động đóng bảo hiểm cho người lao động.
Về vấn đề này, đại biểu Quốc hội Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) cho rằng, cần phải có chế tài áp dụng đối với những trường hợp trốn đóng BHXH. Cùng với đó, Phó chủ nhiệm Lê Minh Thông đề xuất nên có một lực lượng thanh tra chuyên ngành đủ mạnh để xử lý hành vi trốn đóng BHXH. Và nên coi trốn đóng BHXH như là hành vi trốn thuế.