Vì nợ Chính phủ Mỹ, giá vàng sẽ giảm mạnh?
(Tài chính) Dưới đây là bài viết của Eric Boughton - chuyên gia quản lý danh mục đầu tư tại Matisse Discounted Closed-End Fund Strategy (MDCEX) về mối quan hệ giữa giá vàng và nợ chính phủ Mỹ. Những nhận định quan trọng trong hành trang kiến thức của các nhà đầu tư vàng trong bối cảnh thị trường tài chính ngày càng biến động khôn lường và đầy rủi ro.
Bất chợt nghe thấy chương trình truyền hình nói về đống nợ của Mỹ từ 14 tỷ USD lên 15 tỷ USD, 16 tỷ USD và việc giá vàng bật lên từ $1400, $1500 và $1600/oz, như một phản ứng tự nhiên, tôi quyết định tìm kiếm những dữ liệu lịch sử về mối quan hệ này.
Quả là ngạc nhiên khi thấy rằng, quay trở lại hồi năm 1975, giá vàng tính theo quý và nợ Chính phủ có mối quan hệ mật thiết tới 86%. Thực tế là, trong vòng 15 năm, mối quan hệ này cao tới mức gây sốc là... 98%!
Dưới đây là biểu đồ mô phỏng mối quan hệ này. (Dữ liệu mới nhất, ngày 30/9/2012, là điểm xa nhất ở bên phải của biểu đồ).
Còn tại biểu đồ dưới đây, tôi thể hiện giá vàng dưới mỗi 7oz.
Sử dụng mối quan hệ này, dường như là một luận điểm đầu tư không mấy trí tuệ nếu mua vàng tại mức giá ngày hôm nay với suy nghĩ nợ chính phủ Mỹ sẽ tăng trong tương lai.
Tuy nhiên, một điều cần cân nhắc ở đây là khả năng giá vàng sẽ cùng đi lên với nợ Chính phủ. Để kiểm tra điều này, tôi đã xem xét tỷ lệ lịch sử giữa nợ Chính phủ (nghìn tỷ USD) và giá vàng (USD/oz) - hiện tại đang đứng trên mốc 6. Biểu đồ dưới đây đã chỉ ra điều đó:
Ví dụ, nếu tổng nợ là 17 nghìn tỷ USD (so với hôm nay là 11.3 tỷ USD) trong vòng 5 năm tới, và tỷ lệ giữa 2 yếu tố này là 12.57 (tiếp tục xu hướng tương tự), thì giá vàng có thể quay đầu giảm trở lại về ngưỡng $1352 vào thời điểm cuối chu kỳ 5 năm.