Vì sao Google bị EU phạt 2,7 tỷ USD?
Google đã bị phạt khoản tiền kỷ lục 2,4 tỷ euro (2.7 tỷ USD) sau khi các nhà chức trách chống độc quyền của EU khép lại giai đoạn đầu tiên của cuộc điều tra của họ vào công ty công nghệ sở hữu công cụ tìm kiếm phổ biến nhất thế giới.
Khoản tiền phạt nhằm vào mảng kinh doanh mua sắm của Google này là mức phạt lớn nhất của Brussels đối với một vụ kiện lạm dụng độc quyền và là kết quả của một cuộc điều tra dài 7 năm về những hành vi của Google.
"Google đã lạm dụng sự thống trị bằng cách cung cấp những lợi thế bất hợp pháp một sản phẩm khác của Google như dịch vụ mua sắm so sánh ", Margrethe Vestager, thành viên của Ủy ban Châu Âu phụ trách cạnh tranh, phát biểu trong một cuộc họp báo hôm thứ 3.
Các quy tắc chống độc quyền của EU áp dụng cho tất cả các công ty hoạt động trong Khu vực Kinh tế Châu Âu, bất kể họ đóng trụ sở ở đâu. Mục đích là để đảm bảo sự cạnh tranh và sáng tạo vì lợi ích của người tiêu dùng châu Âu. Google đã nghĩ ra nhiều sản phẩm và dịch vụ sáng tạo, những thứ đã tạo ra sự khác biệt trong cuộc sống của chúng ta - và đó là một điều tốt.
"Google đã lạm dụng sự thống trị trên thị trường công cụ tìm kiếm bằng cách quảng bá trang web so sánh mua sắm vào trong các kết quả tìm kiếm và đẩy các đối thủ cạnh tranh xuống dưới".Margrethe Vétager nói
Các cuộc điều tra được bắt đầu sau khi Ủy ban châu Âu nhận được hàng chục đơn khiếu nại từ các đối thủ cạnh tranh ở Mỹ và châu Âu, những công ty cáo buộc rằng Google đã lạm dụng sự thống trị của mình trên thị trường tìm kiếm để mang lại lợi thế cho dịch vụ Google Shopping so với các nhà bán lẻ khác và tạo ra độc quyền đối với người tiêu dùng.
Mặc dù Google đã bị buộc tội bóp méo kết quả trên internet bởi cơ quan phụ trách cạnh tranh EU vào tháng 4 năm 2015, hãng này chưa bao giờ phải nhận một khoản tiền phạt vì kiểu lạm dụng này. Án phạt này đánh dấu một mốc quan trọng cho cách công ty công nghệ được quản lý.
Mảng kinh doanh mua sắm của Google đã được cho 90 ngày để chấm dứt các hoạt động như vậy hoặc sẽ phải đối mặt với các khoản phạt thêm, có thể bao gồm các khoản thanh toán vì không tuân thủ lên tới 5% doanh thu hàng ngày trên toàn cầu của Alphabet - công ty mẹ của Google
Google đã tuyên bố sẽ cân nhắc kháng án phán quyết này lên tòa án cao nhất ở châu Âu, Toà án Tư pháp châu Âu. Đây sẽ là hy vọng cuối cùng trong việc phủ nhận các cáo buộc.
Hướng dẫn pháp lý của EU quy định rằng các khoản phạt bị giới hạn ở mức 10% doanh thu toàn cầu của công ty. Là một phần của công ty mẹ Alphabet, Google có thể đã phải đối mặt với mức phạt lên tới 9 tỷ USD dựa trên doanh thu năm 2016. Mặc dù mức phạt cuối cùng ít hơn con số này, nó vẫn vượt xa khoản tiền phạt 1 tỷ euro (1,45 tỷ USD) của nhà sản xuất chip Intel năm 2009. Nó cũng cao hơn ước tính của các nguồn tin trước khi phán quyết được đưa ra.
Giá cổ phiếu của Alphabet sau khi có thông báo đã giảm 1,4% trong phiên giao dịch trước giờ mở cửa.
Các nhà quản lý đang tiếp tục điều tra hai cáo buộc khác, bao gồm việc liệu hệ điều hành di động Android có đang được sử dụng để quảng bá các sản phẩm khác của Google với những bất lợi không công bằng cho các đối thủ hay không. Quyết định này cũng có thể mở đường cho các đương sự tư nhân tìm kiếm bồi thường thiệt hại tại các tòa án quốc gia.
Google, với doanh thu hầu hết đến từ quảng cáo, đã lập luận rằng lý luận của Ủy ban châu Âu không phù hợp với thực tế cách mọi người mua sắm trực tuyến.
"Họ tiếp cận các trang web mua sắm bằng nhiều cách khác nhau, thông qua các công cụ tìm kiếm thông thường, các dịch vụ tìm kiếm chuyên biệt, các nền tảng thương mại, các trang truyền thông xã hội, và quảng cáo trực tuyến của các công ty khác nhau", Kent Walker, trưởng ban pháp chế của Google, viết.
Và tất nhiên, các công ty bán hàng đang tiếp cận người tiêu dùng một cách trực tiếp hơn bao giờ hết. Trên điện thoại di động - và hơn một nửa lưu lượng truy cập Internet ở châu Âu hiện nay là trên điện thoại di động - các ứng dụng chuyên về mua sắm là cách phổ biến nhất mà người tiêu dùng sử dụng để mua sắm.