Việt Nam sẽ không “sống” hay “chết” vì TPP

Theo TTXVN

TPP có thể sẽ giúp Việt Nam gia nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, cho đến hiện tại, khả năng TPP được thực thi vẫn chỉ là một dấu hỏi chấm.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet.
Ảnh minh họa. Nguồn: internet.

Trong chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 5 vừa qua, Tổng thống Barack Obama hứa hẹn sẽ thắt chặt mối quan hệ hai nước bằng Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương.

Sau chặng đường dài 8 năm ấp ủ, vào tháng 2 vừa qua,TPP đã chính thức được ký kết, nhưng đó vẫn chưa phải là cái kết cuối cùng cho TPP, nhiều khả năng, hiệp định này sẽ bị chết yểu. Hiện nay, chỉ có một vài Nghị sĩ Hạ viện ủng hộ TPP. Hơn hết, cả hai vị ứng viên Tổng thống Mỹ là bà Hillary Cliton và ông Donald Trump đều thẳng thắng chống cam kết chống lại hiệp định này.

Được kỳ vọng là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ TPP, vậy nếu TPP sớm ra đi, nền kinh tế Việt Nam có phải gánh hậu quả?

“Có một quốc gia luôn được đánh giá là phía hưởng lợi nhiều nhất từ TPP. Đó là Việt Nam”, Paul Gruenwald – nhà kinh tế trưởng tại S&P Global Rating khu vực Châu Á Thái Bình Dương nhận định.

Quỹ tiền tệ thế giới cũng dự đoán nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng 6,3% trong năm 2016, chỉ dưới mốc mục tiêu 6,7% của chính phủ. TPP được thông qua sẽ là nguồn động lực mới mẻ giúp kích thích nền kinh tế Việt Nam.

Tuy nhiên, ngay cả khi không TPP chưa được thông qua, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào Việt Nam cũng không hề nhỏ. Nhiều công ty như Foxconn Technology Group, Intel, LG Electrolics và Samsung Electronics đều đã xây dựng nhà máy ở Việt Nam. FDI đến từ các tập đoàn đa quốc gia chiếm tới 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia.

Bên cạnh đó, tầng lớp dân số trẻ, tốt nghiệp phổ thông của Việt Nam đang trở thành mục tiêu mà nhiều tập đoàn đa quốc gia tìm kiếm nguồn lao động rẻ đang hướng đến để thay thế cho Trung Quốc.

Hơn nữa, tỷ lệ lạm phát thấp, tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng và khủng hoảng ngân hàng hiện trên gương chiếu hậu cũng góp phần vào tốc độ tăng trưởng ấn tượng và khả năng thu hút FDI của Việt Nam.

Việt Nam sẽ không “sống” hay “chết” vì TPP - Ảnh 1

Theo Eurasia Group thì Việt Nam xếp thứ 6 về lợi nhuận dự kiến trong các quốc gia thị trường mới nổi dựa trên rủi ro chính trị và các vấn đề cơ bản của thị trường chứng khoán.

Với sứ mệnh mở rộng cánh cửa của thị trường Việt Nam, TPP sẽ đưa Việt Nam đến gần hơn với cải cách kinh tế như tư nhân hóa, thả lỏng chính sách tiền tệ và giảm thuế xuất khẩu.

Đồng trưởng ban thu nhập cố định tại thị trường mới nổi tại PineBridge Investments cho biết: “Tôi cho rằng Việt Nam cần đẩy mạnh việc kết nối với những nhà đầu tư nước ngoài. Chính sách tiền tệ của Việt Nam vẫn còn chưa minh bạch. TPP chỉ là một trong rất nhiều chất xúc tác tích cực gần đây dành cho Việt Nam. TPP không phải là liều thuốc chữa lành mọi thứ”.

TPP thất bại sẽ là một cú sốc đau đớn, kích hoạt lên một cơn bán tháo trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nhưng sẽ không làm trật bánh cả nền kinh tế. “Việt Nam đang tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ. FDI vẫn luôn là một phần quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Họ cần tiền. Họ không thể sống thiếu nó”. Sean Wilson – giám đốc đầu tư tại LR Global Partners tại Hà Nội nhận định.

Nếu TPP không được Mỹ thông qua, Việt Nam vẫn được hưởng lợi ích từ một số gói thương mại tự do khác, bao gồm 6 hiệp định thương mại tự do với các thành viên trong ASEAN cũng như các hiệp định song phương với Chile, Nhật Bản và Hàn Quốc. Hiệp định đối tác thương mại và đầu tư song phương với EU đã được thông qua. Liên minh thuế quan Á Âu trong đó có Việt Nam, Nga, Belarus và Kazakhsran đã được chắp bút tuy nhiên vẫn chưa có hiệu lực.